Thứ Sáu, 27/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Sáu, 9/7/2010 12:0'(GMT+7)

Tiếp tục “mổ xẻ” lễ hội

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Trần Huấn

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Trần Huấn

Tuy nhiên tại hội nghị này, tôi đề nghị các đại biểu hãy tập trung thảo luận về những vấn đề còn tồn tại và đưa ra những giải pháp khắc phục cụ thể để làm tốt hơn công việc của chúng ta trong thời gian tới”, đó là chỉ đạo ngay sau báo cáo đề dẫn của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh tại Hội nghị sơ kết công tác VHTTDL 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2010 được tổ chức tại HN ngày 7.7 vừa qua.

Dự và tham gia điều hành hội nghị có các Thứ trưởng Lê Tiến Thọ, Huỳnh Vĩnh Ái, Hồ Anh Tuấn, Lê Khánh Hải.

Thành phần hội nghị gồm lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục, đơn vị chức năng thuộc Bộ VHTTDL và đại diện lãnh đạo các Sở VHTTDL của 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc.

“Điểm nóng” vẫn là lễ hội

Vấn đề trọng tâm được tập trung thảo luận là những mặt được và chưa được trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Đây cũng là lĩnh vực khiến các nhà quản lý có nhiều trăn trở. Báo cáo đề dẫn đã nhìn thẳng vào những tồn tại trong lĩnh vực này, đó là các hiện tượng cờ bạc trá hình, mê tín dị đoan, đốt nhiều vàng mã hay hiện tượng thương mại hóa tại các lễ hội.

Một số nơi do khai thác quá mức lợi ích thương mại từ việc tổ chức lễ hội, không làm tốt công tác quản lý, tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, trong khi ý thức văn hoá của một bộ phận không nhỏ người tham gia lễ hội còn hạn chế đã làm nảy sinh tiêu cực, trái ngược với những giá trị truyền thống vốn có.

Bên cạnh đó, xu hướng nâng cấp quy mô, hành chính hoá công tác tổ chức đã làm biến dạng, sai lệch ý nghĩa, giá trị văn hoá truyền thống của lễ hội. Ở một số địa phương, việc tổ chức lễ hội mới còn phô trương, trùng lặp, lãng phí ngân sách.

Chỉ đạo về vấn đề này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh yêu cầu các địa phương, nhất là những địa phương có mật độ lễ hội dầy đặc cần tập trung bàn luận và “chốt” lại một số vấn đề để đưa các lễ hội trở về đúng bản chất với những nét đẹp truyền thống từ xa xưa.

Nhiều địa phương còn lúng túng trong quản lý lĩnh vực gia đình

6 tháng đầu năm, công tác quản lý  nhà nước về gia đình tiếp tục đi vào nề nếp, toàn hệ thống đã tập trung xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý nhà nước, đảm bảo cho việc chỉ đạo, quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch công tác gia đình năm 2011, Chiến lược Phát triển gia đình VN giai đoạn 2011-2020.

Tập trung hướng dẫn các địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2010; triển khai Đề án Tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình giai đoạn 2011-2020; triển khai nhiệm vụ xây dựng GĐVH theo hướng nâng cao hiệu quả các hoạt động, nâng cao chất lượng việc đạt tiêu chuẩn GĐVH đối với các gia đình.

Tuy nhiên, ở nhiều địa phương vẫn còn những lúng túng trong công tác quản lý lĩnh vực này. Tình trạng bạo lực gia đình chưa được ngăn chặn triệt để, trong khi tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế; các mô hình  can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình chậm được  nhân rộng và phát huy hiệu quả.

Đó là việc cần có hướng dẫn đặt và quản lý hòm công đức, quy định số hòm công đức tại mỗi điểm; chấm dứt tình trạng đặt và rải tiền lẻ, cài tiền lên tượng Phật, tượng Thánh, tượng các danh nhân; cấm đốt đồ mã tại các di tích...

Bộ trưởng cũng chỉ đạo Hội nghị tập trung góp ý kiến cho Dự thảo Thông tư  Quy định chi tiết các quy định về lễ hội tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ- CP ngày 06.11.2009 của Chính phủ. “Đưa các lễ hội trở về với những nét đẹp truyền thống cũng là  đáp ứng được nguyện vọng nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của người dân, góp phần chống lại những biểu hiện tiêu cực hay sự suy thoái về đạo đức, lối sống...”- Bộ trưởng khẳng định.

Phó cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở Trần Minh Chính nhận định, nhiều lễ hội dân gian hiện nay được tổ chức kéo dài quá thời gian quy định, thiếu căn cứ khoa học, nội dung trùng lặp. Bên cạnh những nghi thức đã định hình còn có biểu hiện pha tạp, vay mượn làm biến dạng nghi thức lễ hội dân gian nên có nguy cơ phai mờ bản sắc truyền thống...

Thẳng thắn thể hiện ý kiến trước những tồn tại đã kéo dài, Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL Vũ Xuân Thành cho rằng, hệ thống các văn bản pháp lý quản lý về lễ hội nhìn chung khá đủ nhưng mới chỉ dừng ở định tính mà thiếu định lượng cụ thể và đây chính là nguyên nhân của những khó khăn trong công tác thanh, kiểm tra, xử lý sai phạm.

Ông Thành ví dụ, hạn chế số hòm công đức tại các điểm di tích không thể nói chung chung với cụm từ “số lượng thích hợp” mà phải quy định rõ số lượng, chất liệu, kích thước...

Cũng vậy, để chấm dứt tình trạng rải tiền lẻ, cài tiền lên tượng, Phật, các cơ quan chức năng cần có những chế tài, quy định cụ thể, kết hợp với việc bố trí lực lượng nhắc nhở, thu gom. Nan giải nhất, theo ông Thành vẫn là việc cấm đốt đồ mã tại điểm di tích, tuy nhiên không có cách nào khác là thái độ kiên quyết của các cơ quan chức năng và sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương. “Những quy định cụ thể không phải là áp đặt mà chính là sự nỗ lực để đưa các lễ hội trở về đúng với thực chất, đúng cội nguồn với những giá trị thuần phong mỹ tục truyền thống”- Chánh Thanh tra Bộ khẳng định.

Tiền "giọt dầu" đặt không đúng nơi quy định (ảnh chụp tại đền Độc Cước, Thanh Hóa 27.2.2010). Ảnh: Trần Anh

Những cách làm hay

“Đăng đàn” hội nghị, đại diện nhiều địa phương đã bày tỏ băn khoăn trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội. GĐ Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Đăng Túc cho rằng, khó quy định được mỗi điểm di tích chỉ đặt 1 hay 3-5 hòm công đức, vấn đề quan trọng là cơ chế quản lý. Nếu quy định cụ thể thì cần đưa vào Thông tư để các địa phương thực hiện. PGĐ Sở VHTTDL Nam Định  trả lời câu hỏi về việc bỏ hay không phát ấn tại Đền Trần rằng: rất khó. Lý do, phát ấn là hoạt động đã được duy trì từ lâu và nay đã trở thành nhu cầu của một bộ phận trong xã hội. Dẫu trước đó, đã có nhiều nhà khoa học lên tiếng: việc phát ấn tại Đền Trần là không đúng với  lịch sử (chỉ là Khai ấn- P.V).

Cạnh những băn khoăn, cũng có những cách làm hay đã được chia sẻ. PGĐ Sở VHTTDL tỉnh Ninh Bình Nguyễn Đức Long cho biết, nếu chấm dứt tình trạng đặt tiền vào tay tượng, Phật bằng cách bố trí lực lượng nhắc nhở thì ở chùa Bái Đính, với 500 bức tượng La Hán rất khó  khả thi. Mùa lễ đầu năm, “ông” tượng nào trên tay cũng ngồn ngộn tiền, thậm chí tiền bay lả tả xuống dưới chân tượng.

Để chấm dứt hiện tượng phản cảm này, thay vì bố trí 500 người túc trực, chính quyền địa phương đã tìm giải pháp nhắc nhở trên loa kết hợp với kiểm tra thường xuyên. Hiệu quả rất khả quan.

Tỉnh Bắc Ninh lại tiến hành phân cấp quản lý lễ hội để tăng tính chủ động cho các địa phương, tuy nhiên việc phân cấp không có nghĩa là “khoán trắng” cho cơ sở. Sở VHTTDL  thường xuyên kiểm tra và phối hợp với các địa phương kịp thời hướng dẫn các hoạt động tại lễ hội theo đúng quy định.

Chỉ đặt tối đa 3 hòm công đức

Lần đầu tiên sau nhiều lần “mổ xẻ” về lễ hội, Hội nghị đã “chốt” lại nhiều vấn đề. Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chỉ đạo, giao Cục Văn hoá cơ sở hướng dẫn việc đặt, quản lý hòm công đức tại mỗi điểm di tích, nơi thờ tự có đông người dân đến hành lễ chỉ đặt tối đa 3 hòm công đức, đồng thời quy định chất liệu, kích thước cụ thể.

Chấm dứt việc đặt tiền lên tay tượng, Phật; cấm đốt đồ mã tại các di tích. Đồng thời quản lý chặt chẽ việc sử dụng tiền công đức tại các di tích; xây dựng mô hình quản lý di tích để công tác tổ chức và quản lý lễ hội năm 2011 đạt hiệu quả tích cực hơn.

Các cơ quan quản lý cần tăng cường công tác giữ gìn an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm...

Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, giám đốc Sở VHTTDL các địa phương nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành tham gia cầu lộc, cầu danh, cầu tài, đánh bạc, hoạt động mê tín dị đoan... tại lễ hội.

Bộ trưởng cũng chỉ đạo Cục Văn hoá cơ sở phối hợp với các nhà khoa học, các địa phương làm rõ việc phát ấn tại Đền Trần (tỉnh Nam Định). Về Thông tư quy định chi tiết các quy định về lễ hội, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chức năng khẩn trương hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại Hội nghị để sớm ban hành và áp dụng ngay trong mùa lễ hội gần nhất.   

Khách du lịch tăng, tuy nhiên...

Các tỉnh, thành khu vực phía Bắc trong 6 tháng qua đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch, kế hoạch hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch năm 2010 “Việt Nam- Điểm đến của bạn”.

Một số hoạt động trọng tâm đã được triển khai như: Lễ hội văn hoá du lịch tại Nhật Bản và Hàn Quốc; Hà Nội ký kết hợp tác phát triển du lịch với TP. Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc); Ninh Bình cung cấp thông tin, tư vấn cho khách tham quan qua điện thoại, thư điện tử và hướng dẫn trực tiếp, cung cấp gần 5.000 ấn phẩm quảng bá du lịch cho các công ty lữ hành, khách sạn, các cơ quan trong và ngoài tỉnh. Thanh Hoá thành lập trung tâm Thông tin tư vấn du lịch Sầm Sơn, công bố sản phẩm du lịch Thanh Hoá.

Nghệ An tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về “Liên kết phát triển du lịch và Liên hoan văn hoá ẩm thực du lịch miền Trung”. Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái phối hợp tổ chức chương trình Du lịch về cội nguồn . Mô hình du lịch cộng đồng tại huyện Sa Pa  (Lào Cai) phát huy hiệu quả với những dịch vụ du lịch hấp dẫn thu hút đông du khách đến các bản làng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở địa phương.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, 6 tháng đầu năm 2010, du lịch VN đang tăng trưởng nhanh với lượng khách quốc tế và nội địa tăng mạnh, tuy nhiên đi kèm với tín hiệu đáng mừng này là bài toán mà ngành du lịch phải đối mặt: sự mất cân đối giữa cung- cầu, dẫn đến các hiện tượng tiêu cực như tăng giá, ép giá, giảm chất lượng dịch vụ...

Những nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chỉ đạo, 6 tháng cuối năm toàn ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau: Hoàn thành kế hoạch công tác và các chỉ tiêu phát triển năm 2010 của ngành. Tiến hành tổng kết 5 năm ngành VHTTDL thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng, trọng tâm là các chương trình hành động, kế hoạch phát triển ngành giai đoạn 2006-2010; xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu phát triển ngành giai đoạn 2011-2015. Tập trung hoàn thiện các văn bản, đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các đề án triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16.6.2008 của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020, đảm bảo chất lượng, tiến độ đề ra. Tổ chức tốt các hoạt động VHTTDL và các nhiệm vụ được giao trong chương trình kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9; chương trình mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội và Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH; đề ra giải pháp tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức vận động, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào trong những năm tới. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh việc triển khai giai đoạn 2 cải cách thủ tục hành chính và xây dựng chương trình cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2011-2015. Tổ chức thành công Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI năm 2010; tham gia thi đấu đạt thành tích tốt tại ASIAD 2010 tại TP Quảng Châu, Trung Quốc. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa; phối hợp với Hà Nội tổ chức tốt năm Du lịch Quốc gia...P.V

  Phương Anh-Vanhoa0

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất