Theo chủ tịch Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) José Ugaz, các quốc gia ở cuối bảng cần phải áp dụng
các biện pháp chống tham nhũng triệt vì lợi ích của người dân, còn quốc
gia ở tốp đầu cũng cần đảm bảo rằng họ không xuất khẩu tham nhũng cho
các nước kém phát triển.
Theo bảng xếp hạng “Chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2014” của Tổ chức
Minh bạch quốc tế (TI) công bố ngày 3/12, các quốc gia gồm Đan Mạch, New
Zealand, Phần Lan và Thụy Điển được xếp hạng là những nước ít tham
nhũng nhất thế giới. Xếp thứ 5 là Thụy Sĩ, tăng hai bậc so với năm 2013
trong khi tình trạng tham nhũng xấu đi ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một
số quốc gia đang phát triển mới nổi khác.
Mặc dù vậy, Thụy Sĩ vẫn là quốc gia đầu tiên trong bảng "chỉ số đưa
hối lộ," theo đó các công ty của các nước giàu và có ảnh hưởng nhất về
kinh tế trên thế giới lại hối lộ ở nước ngoài. Thụy Sĩ đạt điểm cao
trong các hoạt động thực thi pháp luật chống hối lộ và kiểm soát tham
nhũng, song các ngân hàng của nước này lại đối mặt với những hành vi
trốn thuế và vi phạm pháp khác. Trên thực tế, Bern đang nỗ lực đối phó
với những vấn đề này.
Năm 2014, TI nhấn mạnh đến vai trò các ngân hàng đa quốc gia và các
trung tâm tài chính thế giới trong việc cho phép các tầng lớp tinh hoa
của một số nước đang phát triển cất giấu hoặc rửa tiền bất hợp pháp.
Theo chủ tịch TI José Ugaz, các quốc gia ở cuối bảng cần phải áp dụng
các biện pháp chống tham nhũng triệt vì lợi ích của người dân, còn quốc
gia ở tốp đầu cũng cần đảm bảo rằng họ không xuất khẩu tham nhũng cho
các nước kém phát triển. Tham nhũng làm xói mòn tăng trưởng kinh tế. Các
nỗ lực chống tham nhũng sẽ bị vô hiệu khi các quan chức cấp cao lạm
dụng quyền lực để ăn chặn công quỹ.
TI đánh giá xếp hạng 175 quốc gia trên thang điểm từ 0 (cho quốc gia có
nhận thức thấp nhất) đến 100 (quốc gia minh bạch nhất). Đan Mạch đã ghi
điểm cao nhất với 92 điểm, Thụy Sĩ được 86 điểm ngang với Na Uy. Trong
khi đó, Triều Tiên và Somalia chỉ có 8 điểm. Một số nước còn gia tăng
tình trạng tham nhũng và thứ hạng của các nền kinh tế mới nổi lớn được
gọi nhóm BRIC - Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đều thấp.
TI đã đưa ra bảng xếp hạng chỉ số trên dựa trên ý kiến của các chuyên
gia từ khắp nơi trên thế giới và dựa trên những dữ liệu từ các tổ chứ
lớn như Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Ngân hàng Phát
triển châu Phi./.
Tố Uyên (Vietnam+)