Thứ Sáu, 13/12/2024
Văn hóa
Thứ Hai, 27/3/2023 6:22'(GMT+7)

Trà Vinh chú trọng xây dựng, phát triển nền văn hoá, văn học nghệ thuật cách mạng

Chương trình nói chuyện chuyên đề kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương Văn hoá Việt Nam

Chương trình nói chuyện chuyên đề kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương Văn hoá Việt Nam

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đoàn ca kịch “Trà Vinh cứu quốc kịch đoàn” do Trầm Mậu Xuân và Nguyễn Trí Bá phụ trách (Nguyễn Trí Bá sau này là soạn giả, Nghệ sĩ Nhân dân Viễn Châu) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ thiết thực, đặc biệt là với vở tuồng “Hồn chiến sĩ”, “Nát cánh hoa rừng” của Soạn giả Viễn Châu góp phần quan trọng tố cáo, đấu tranh chế độ thực dân Pháp, bọn chủ đồn điền, địa chủ thân Pháp. Thời kỳ chống Mỹ - Nguỵ, văn hóa, văn nghệ quần chúng, chiếu phim, triển lãm lưu động, các sản phẩm báo chí, văn nghệ, các hoạt động nghệ thuật phát triển mạnh mẽ. Hoạt động của Tập san Văn nghệ Lửa Hồng, Đoàn Văn công xã Long Vĩnh, Đoàn Ánh Hồng, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh v.v… đã thúc giục lực lượng vũ trang, quân dân trong tỉnh, tiến lên tuyến đầu.  Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, tiếp nối truyền thống với hiện tại và yêu cầu cách mạng thời kỳ mới, nhiều tập sách, tranh, ảnh, kịch bản cải lương v.v… của tỉnh tiếp tục ra đời làm sâu sắc vai trò lãnh đạo của Đảng, của Tỉnh uỷ Trà Vinh, tinh thần đoàn kết gắn bó, sâu sắc giữa các dân tộc, ý chí và khát vọng của con người Trà Vinh trong thời kỳ mới.

Đối với các lĩnh vực văn hoá khác, sau ngày giải phóng 30/4/1975 và nhất là sau tái lập tỉnh 5/1992 đến nay, các cơ quan, đơn vị hoạt động trên lĩnh vực văn hóa nói chung được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị đáp ứng một phần quan trọng cho công tác tư tưởng văn hoá, văn nghệ theo yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Đội ngũ những người làm công tác văn hóa nói chung ở Trà Vinh hiện nay có khả năng tiếp cận, quán triệt, thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp về “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, “xây dựng và phát triển nền văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước” cũng như của Tỉnh ủy đề ra. hiện nay hơn 90% ấp, khóm trong tỉnh đã xây dựng đạt chuẩn và ngày càng nâng cao về đời sống văn hóa ở cơ sở. Các xã trong tỉnh đều có nhà văn hóa. Trung tâm văn hóa tỉnh, Trung tâm văn hóa huyện được xây dựng và phát triển ngày càng hoàn thiện về mô hình và đội ngũ cán bộ chuyên trách. Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ nơi linh thiêng, tôn nghiêm được xã hội quan tâm kính viếng. Bảo tàng văn hóa Khmer, Ao Bà Om, chùa Khmer là những di tích thắng cảnh nhiều du khách đến tham quan. Tượng đài “Toàn quân nổi dậy, đoàn kết lập công” là biểu tượng văn hóa kiêu hãnh, tự hào của Đảng bộ, quân, dân Trà Vinh từ ngày xây dựng đến nay. Nhiều di tích văn hóa lịch sử (cấp quốc gia, cấp tỉnh) được bảo quản, trùng tu góp phần làm điểm nhấn quảng bá du lịch tỉnh nhà.

Hiện nay, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh có 332 hội viên, hoạt động trên các lĩnh vực: Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Văn nghệ Khmer, Kiến trúc, Văn nghệ dân gian. Hội Văn học Nghệ thuật Trà Vinh có 100 hội viên được kết nạp là hội viên Trung ương. Từ sau ngày tái lập tỉnh đến nay xuất bản được 87 đầu sách, 171 số Tạp chí Văn Nghệ Trà Vinh, trong đó: 60 đầu sách văn học, 138 Tạp chí Văn Nghệ Trà Vinh; 10 đầu sách Văn nghệ chữ Khmer; 33 số Tạp chí Văn Nghệ Trà Vinh chữ Khmer; Âm nhạc xuất bản 7 đầu sách, nhiều băng, đĩa, USB; Sân khấu có 5 đầu sách; Nhiếp ảnh 3 đầu sách; Mỹ thuật 02 đầu sách. Hội Văn học Nghệ thuật phối hợp Sở giáo dục và đào tạo biên soạn tài liệu dạy – học “Lịch sử địa phương Trà Vinh”; “Ngữ văn địa phương Trà Vinh” cho các trường Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông thuộc Sở giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam ấn hành v.v… Bảo tàng tổng hợp tỉnh hiện lưu giữ hàng ngàn hiện vật có giá trị cần được tiếp tục bảo tồn và phát huy trong công tác giáo dục lịch sử văn hóa tỉnh nhà, góp phần làm phong phú truyền thống văn hoá xây dựng, phát triển tỉnh nhà (hiện Tỉnh chưa có nhà bảo tàng tổng hợp Tỉnh). Đặc biệt, phong trào văn hoá quần chúng ở cơ sở gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh càng làm cho đời sống văn hoá ở cơ sở của tỉnh thêm phong phú.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Trà Vinh còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định; chưa phát huy đúng mức lợi thế nguồn lực văn hóa, con người vào phát triển du lịch, dịch vụ và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” có nơi còn hình thức, chất lượng chưa bền vững. Môi trường văn hóa ở một số nơi chưa lành mạnh; đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân có biểu hiện suy thoái, xuống cấp…

Trên sơ sở đánh giá thành tựu, hạn chế của văn hóa Trà Vinh; theo tinh thần chỉ đạo của Đại hội XIII “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước” và phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong thời gian tới, tỉnh Trà Vinh sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng sau:

Tiếp tục tăng cường tuyên truyền sâu rộng tới các cấp, các ngành, đội ngũ văn nghệ sĩ, nhất là các văn nghệ sĩ chuyên nghiệp và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, những giá trị cốt lõi về lý luận và thực tiễn, tầm ảnh hưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam; quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.

Vận dụng hiệu quả nguyên tắc “Dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa” của Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 vào việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị; trong đó, chú trọng xây dựng văn hóa trong Đảng, coi xây dựng văn hóa trong Đảng là nền tảng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. Tiếp tục phát huy nét đặc trưng tính cách của con người Trà Vinh, xây dựng bản sắc, dân tộc, thân thiện, đáng nhớ về con người Trà Vinh theo các chuẩn mực giá trị văn hóa, con người Việt Nam.    

Chú trọng quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa ngang tầm nhiệm vụ.Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa, mức đầu tư của Nhà nước cho các hoạt động văn hóa phải tương ứng với vai trò của nó trong sự phát triển chung của tỉnh, của đất nước. Khuyến khích và có cơ chế, hỗ trợ cho các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật của các văn nghệ sĩ nhằm tạo ra những tác phẩm, công trình có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.

Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Trà Vinh. Duy trì, phát triển các loại hình văn hóa, bảo tồn, phát huy các di sản và giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trong tỉnh v.v… 

Nguyễn Văn Dũ

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Trà Vinh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất