Thứ Bảy, 23/11/2024
Văn hóa
Thứ Năm, 10/1/2019 16:39'(GMT+7)

Trao giải Biếm họa Báo chí Việt Nam lần V-2018

Tác phẩm 'Nhào dzô' của họa sỹ Hữu Lộc.

Tác phẩm 'Nhào dzô' của họa sỹ Hữu Lộc.

Sau 8 tháng phát động (từ tháng 4 đến 12/2018), cuộc thi đã thu hút khoảng 400 tác phẩm dự thi, chưa kể hàng chục tác phẩm gửi để "dự treo" triển lãm. Điều đó cho thấy sức sáng tạo biếm họa của các họa sỹ chuyên và không chuyên khắp cả nước vô cùng dồi dào.

Ấn tượng nhất là họa sỹ CẬN, ngoài 10 bức tranh dự thi, mức tối đa theo thể lệ, anh còn gửi thêm khoảng 50 bức để ban tổ chức tùy nghi sử dụng, như một cách cổ vũ cho giải thưởng, cũng như cho phong trào biếm họa nói chung, bởi anh sáng tác tranh... hàng ngày.

Tác phẩm "Chực chờ" của họa sỹ Lê Diệu Bang

Qua 400 tác phẩm dự thi, các tác giả sử dụng sức mạnh của biếm họa để phê phán những biểu hiện lệch lạc trong văn hóa ứng xử, cổ vũ những hành động văn hóa, văn minh trong các quan hệ ứng xử trong xã hội ngày nay, bày tỏ mong muốn về một môi trường xã hội (cả thực và ảo) thực sự văn minh trong ứng xử... 400 bức tranh chính là một màn tổng kết để "phản tỉnh" chúng ta trong văn hóa ứng xử trong năm, qua đó, góp phần làm cho xã hội nền nếp, văn minh hơn.

Hội đồng giám khảo do nhà báo Lê Quốc Minh (Phó Tổng giám đốc TTXVN) làm Chủ tịch và các thành viên là các nhà báo, họa sỹ nổi tiếng như: nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, họa sỹ Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), họa sỹ-kiến trúc sư Lý Trực Dũng, họa sỹ Thành Chương, họa sỹ biếm họa Trần Minh Dũng (NHOP), họa sỹ Lê Phương (LEO).

Tranh của họa sĩ Nguyễn Duy Sơn

Sau nhiều vòng chấm, Hội đồng giám khảo đã chọn ra 9 giải thưởng, trong đó có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 4 giải Khuyến khích (tăng 1 giải Nhì so với dự kiến). Điều đó phản ánh được chất lượng chuyên môn của Giải thưởng năm nay./.

Cùng với việc in vựng tập, Ban Tổ chức và Hội đồng Giám khảo Giải thưởng đã chọn 60 tranh tiêu biểu để triển lãm tại sảnh Trung tâm Thông tấn Quốc gia, số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội ngày 11/1.

Sau đó, trong 2 ngày cuối tuần từ 12-13/1, triển lãm sẽ được mang ra Phố đi bộ Hồ Gươm (đoạn trước tòa nhà số 2 Lê Thái Tổ) nhằm lan truyền thông điệp "Ứng xử văn hóa; Xã hội văn minh" tới cả cộng đồng./.  

(Vietnam+)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất