Tôi không thể bắt đầu nêu ra một chuỗi các vấn đề mà không thể không mô tả những lợi ích của quốc tế. Thực tế là nếu châu Âu và Mỹ không chứng minh được việc họ can dự vào khu vực này thì tình hình địa chính trị tại đây chắc chắn sẽ hoàn toàn khác. Bởi mỗi sự kiện đều được phương Tây sắp đặt, ổn định hoặc mất ổn định. Cũng như sự tồn tại hay sự xâm nhập của một tập đoàn phương Tây vào những rủi ro này. Chắc chắn không cần phải so sánh những được mất của ngày hôm qua với ngày hôm nay, không phải giữa những nước phương Tây chủ chốt của ngày hôm qua với ngày hôm nay.
Từ khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã trở thành người chủ duy nhất tại Trung Đông. Châu Âu chỉ đóng vai trò thứ hai với một vài nước chủ chốt, như Pháp, đang xâm nhập mảnh đất này. Lợi ích của Mỹ thật đơn giản, đó là giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên. Vì mục đích đơn giản nên các phương tiện thực dân cũng đơn giản, thậm chí đơn giản quá mức. Đất nước đế quốc này (cũng như những nước khác) không quan tâm đến những chi tiết như ý chí của các dân tộc hay tự do của họ. Tôi không nói rằng họ là những kẻ mắc lỗi nhiều nhất mà ngược lại cách thức của họ được nhiều nước sử dụng nhất. Sự khôn ngoan của ngành ngoại giao và chiến lược của các nước Arập đã bị lãng quên, sự nhầm lẫn này thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến những điều ngu ngốc có thể tránh được. Khi người ta nhận ra rằng mục đích của các nước phương Tây tại Trung Đông không bao giờ là dân chủ hay một sự bảo vệ quyền tự do nào đó mà luôn là các nguồn tài nguyên, khi đó thật dễ dàng thấy được địa chính trị của khu vực.
Cũng vậy, từ những năm 70, bằng chứng là khi các nước Arập trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có khả năng đạt được những gì họ muốn thì Mỹ tìm cách chia rẽ. Các cường quốc trong khu vực đã bị mua chuộc hay bị biến thành ác quỷ nếu các nước này không chấp nhận mức giá mà Mỹ đưa ra. Đó là trường hợp của Arập Xê út hay Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất. Họ đã bán cho Mỹ dầu lửa với mức giá hỗ trợ, trong khi Iran không muốn như vậy. Về phần mình, Ai Cập, từng được người Nga giúp đỡ, đã cố gắng bảo vệ nền độc lập của mình bằng cách chịu mất tự do quyết định giá. Ở ngay cạnh châu Âu, hoàn cảnh của Thổ Nhĩ Kỳ cũng khá phức tạp. Các nhà nước nhỏ bị coi thường và bị chia rẽ, người Mỹ đã làm dấy lên chủ nghĩa chống Mỹ và những nước nhỏ trở thành chiến trường.
Ngày nay, chính sách gây bất ổn của Mỹ tại Trung Đông đã phải trả giá đắt, đặc biệt với việc nổi lên hay trỗi dậy của một số “điểm nóng”. Thực tế là mặc dù sức ép quân sự của Mỹ đang gia tăng tại khu vực Trung Mỹ, xung quanh các nước cộng hoà song các chế độ dân chủ của Tổng thống Chavez và một số người khác đã dám lên tiếng chống chủ nghĩa đế quốc láng giềng to lớn. Bị sa lầy tại Afghanistan và chịu sức ép gia tăng tại Pakistan (phần lớn do chính sách hỗ trợ toàn phần Chính phủ Pakistan của Mỹ) buộc các nhóm quân phải ở lại chiến trường. Cuối cùng, Bắc Cực trở thành thách thức mới do có các nguồn tài nguyên dầu khí. Với chiến thuật biểu dương sức mạnh ngang với cuộc chiến tranh lạnh, Mỹ đang đe doạ Nga, nước đang dòm ngó lãnh hải bang Alaska hay quần đảo Groenland của Đan Mạch (châu Âu). Tất cả những điều này muốn nói rằng trong giai đoạn khó khăn tài chính, Mỹ đã phải trả giá cho chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng của mình. Thâm hụt ngân sách buộc một chính quyền “anh hùng rơm” phải tìm kiếm giải pháp thay thế. Tuy nhiên, việc chia rẽ các nước Arập vẫn là mục tiêu hàng đầu. Hoà bình cũng chưa được chú ý tới bởi người Mỹ quá sợ kho dầu của OPEC khoá lại. Vì vậy, do không còn tiền đầu tư cho cuộc chiến của mình, Mỹ quay lại với các nước đồng minh châu Âu cũ. Châu Âu, đang đền bù cho Mỹ do được hỗ trợ hiệu quả từ ngày 6/6/1944 chống Đức quốc xã hay những người cộng sản, buộc phải tham chiến cùng Mỹ với những vũ khí mua của Mỹ.
Một châu Âu bị chia rẽ về mặt hiến pháp miễn cưỡng quay trở lại thực địa không giúp tình hình sáng sủa hơn. Nước Pháp theo chân Mỹ trong khi Anh tỏ ra nghi ngờ hơn từ sau cuộc chiến xâm lược Irak lần hai. Người dân các nước bị xâm chiếm luôn là những người chịu thiệt.
Mặc dù có sự thay đổi chính sách giữa cựu Tổng thống Bush và ông Obama song các phương tiện can thiệp của Mỹ vẫn còn đó: các cơ quan “mật” của CIA và quân đội; đang sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên và năng lượng của các nước khác. Cũng vậy, nhiệm vụ bẩn thỉu thường xuyên được giao cho cơ quan tình báo Ixraen Mossad, những nhiệm vụ khó khăn giao cho các nước châu Âu và việc bảo vệ các nguồn tài nguyên giao cho người Mỹ…
Thái Hà Theo báo AGORAVOX.fr