Trong thực tiễn, việc thực hiện tự soi, tự sửa không hề dễ dàng. Ở nhiều đơn vị, còn một bộ phận cán bộ, đảng viên lúc kiểm điểm thì "hùng dũng" nhận lỗi về mình; bày tỏ “quyết tâm” lúc tự soi nhưng lại coi nhẹ việc tự sửa, không đề ra kế hoạch, lịch trình cụ thể...
Buổi sinh hoạt chi bộ của đơn vị nọ có cấp trên về dự. Đến phần kiểm điểm đánh giá ưu, khuyết điểm, khi được cấp trên nêu vấn đề:“Vì sao những hạn chế, khuyết điểm này tồn tại đã khá lâu nhưng đơn vị chưa có giải pháp khắc phục triệt để?”.
Đồng chí bí thư chi bộ thẳng thắn nhận khuyết điểm và xin được “rút kinh nghiệm sâu sắc”. Có thể thấy, tình trạng nhận lỗi, nhận khuyết điểm và xin được “rút kinh nghiệm” hay “rút kinh nghiệm sâu sắc” nhưng chưa quan tâm sửa sai hoặc sửa sai nửa vời là hiện tượng khá phổ biến trong cán bộ, đảng viên. Nếu không kịp thời khắc phục, “sợi dây” rút kinh nghiệm sẽ dài mãi, về lâu dài là nguyên nhân làm suy yếu sức mạnh của Đảng ta.
Tự soi và tự sửa là hai phạm trù khác nhau nhưng lại thống nhất, song
hành trong một chủ thể. Đối với mỗi người cán bộ cách mạng, tự soi, tự
sửa là một trong những yêu cầu bắt buộc.
Trong thực tiễn, việc thực hiện tự soi, tự sửa không hề dễ dàng. Ở
nhiều đơn vị, còn một bộ phận cán bộ, đảng viên lúc kiểm điểm thì "hùng
dũng" nhận lỗi về mình; bày tỏ “quyết tâm” lúc tự soi nhưng lại coi nhẹ
việc tự sửa, không đề ra kế hoạch, lịch trình cụ thể, thành ra “nước đổ
lá khoai”, đâu lại vào đấy.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên không thật sự trung thực khi nói về
các hạn chế, khuyết điểm của mình. Biểu hiện thường thấy là quanh co đổ
lỗi do “yếu tố khách quan”, do cấp dưới tham mưu, hoặc quy hết cho trách
nhiệm tập thể và xin “rút kinh nghiệm sâu sắc” với cấp trên, coi như
bản thân không hề liên quan gì. Những chuyện tự soi mà không tự sửa như
thế sẽ làm mất niềm tin của tập thể, quần chúng.
Còn nhớ, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
kêu gọi mọi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn
luyện, tự soi, tự sửa, tự răn mình, tránh xa những cám dỗ vật chất,
tham vọng, tránh đi vào vết xe đổ. Hiện nay, nội dung tự soi và tự sửa
đã trở thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn thể cán bộ,
đảng viên, theo đúng tinh thần Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của
Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII.
Để tự soi, tự sửa thực chất hiệu quả, trước hết, mỗi cán bộ, đảng
viên cần thẳng thắn, trung thực, tu dưỡng rèn luyện, nói đi đôi với làm,
dám chịu trách nhiệm và dám sửa chữa khuyết điểm. Trong sinh hoạt, từng
đảng viên gắn với chức trách, nhiệm vụ được giao, tự soi bản thân hoàn
thành nhiệm vụ đến mức độ nào, còn hạn chế khó khăn gì để tự sửa.
Quá trình tự soi, tự sửa rất cần sự giúp sức của tập thể, đồng chí,
đồng nghiệp, nhất là người đứng đầu. Sự giúp sức ấy phải đặt trên tinh
thần tôn trọng, thương yêu, làm cho nhau cùng tiến bộ, chứ không phải
bóc mẽ, hạ bệ lẫn nhau.
Trong công tác, không ai tránh khỏi được sai sót, khuyết điểm dù to
hay nhỏ. Bởi vậy, như Bác Hồ đã từng dạy, việc tự soi, tự sửa của mỗi
cán bộ, đảng viên phải là việc làm thường xuyên, liên tục, như soi
gương, rửa mặt hằng ngày. Đó cũng là quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức, lối sống và giữ gìn phẩm chất, tư cách người cán bộ, đảng viên./.
PHẠM KIÊN (qdnd.vn)