Thông báo Kết luận số 20-TB/TW ngày 8/9/2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật... là những chế tài cụ thể hóa Điều lệ Đảng, nhằm đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ.
Trong hai
dạng ấy, nếu tự nguyện là dòng chủ lưu thì yếu tố văn minh được đề cao.
Ngược lại, nếu phải áp dụng chế tài để buộc cán bộ phải từ chức, môi
trường văn hóa công sở và tâm lý công bộc sẽ trở nên nặng nề. Trong
nhiều trường hợp, nó còn gây ra những hệ lụy phức tạp.
Khuyến khích cán bộ từ chức khi không
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, vì thế, vừa là giải pháp thúc đẩy văn
minh, văn hóa công bộc, vừa thể hiện tính nhân văn trong ứng xử với cán
bộ, công chức bị kỷ luật.
Ở các nước phát triển, quan chức từ chức là việc bình thường. Bất kể
là ai, giữ chức vụ gì, khi không còn đủ khả năng đảm đương chức vụ thì
xin từ chức, thay vì phải chịu cách chức.
Ở ta, nền văn minh nông nghiệp, văn hóa tiểu nông từ lâu đời đã hình
thành quan niệm bất thành văn: “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Tư
tưởng phong kiến phi truyền thống ấy đã ăn sâu bén rễ trong đời sống
nhân dân suốt hàng trăm năm, đến ngày nay vẫn chưa thể gột rửa. Thế nên,
trong hàng ngũ công bộc, chuyện chạy chức chạy quyền, chuyện tham quyền
cố vị ngay cả khi không còn uy tín, khả năng, năng lực cống hiến...
đang là thách thức, là lực cản lớn của cả hệ thống chính trị.
Muốn đưa đất nước vững bước hùng cường thì phải đẩy mạnh xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, chỉnh đốn cả hệ thống chính trị. Một trong những mấu
chốt để tạo chuyển biến là phải làm thật tốt công tác cán bộ. Khuyến
khích cán bộ từ chức khi bị kỷ luật, năng lực không đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ, là khâu đột phá hết sức quan trọng. Để việc từ chức trở thành
hành động văn minh, thể hiện liêm sỉ và tự trọng của cán bộ thì phải có
văn hóa từ chức. Xây dựng văn hóa từ chức, bên cạnh xóa bỏ tâm lý cổ
hủ, thúc đẩy tư duy hiện đại, văn minh, cần có những chế tài phù hợp.
Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị về
việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ đã quy định rõ căn cứ, quy
trình, cách thức tổ chức thực hiện việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán
bộ. Thông báo Kết luận số 20-TB/TW ngày 8/9/2022 của Bộ Chính trị về chủ
trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản
lý sau khi bị kỷ luật... là những chế tài cụ thể hóa Điều lệ Đảng, nhằm
đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo
của Đảng về công tác cán bộ. Chế tài ấy giúp cho văn hóa từ chức trong
hàng ngũ công bộc bảo đảm hài hòa giữa định tính và định lượng, giữa đạo
đức cán bộ với tinh thần thượng tôn pháp luật, kỷ luật Đảng.
Thông báo
Kết luận 20 nêu rõ: “Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển
trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu
không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm
theo quy định”. Như vậy, việc từ chức của cán bộ đã được “điểm mặt, chỉ
tên” rất rõ ràng. Ai, ở hoàn cảnh nào nên từ chức và cần phải từ chức,
đã được quy định rất cụ thể.
Xét trong xu thế vận động phát triển của đất nước, đời sống xã hội và
việc chấn hưng văn hóa, đạo đức trong Đảng thì những quy định ấy thể
hiện tính nhân văn sâu sắc. Vấn đề còn lại là bản thân cán bộ, đối chiếu
theo quy định của Đảng, soi chiếu bản thân, ai rơi vào trường hợp đó
thì cần tự giác, tự nguyện từ chức, đừng để các cấp có thẩm quyền phải
xem xét miễn nhiệm!
Đó là liêm sỉ của công bộc, là thái độ văn hóa trong xã hội văn minh!./.
Phan Tùng Sơn (qdnd.vn)