Chủ Nhật, 29/9/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Năm, 2/2/2012 20:42'(GMT+7)

Tuổi trẻ sống đẹp

Lê Năng Đông (áo trắng) chụp hình lưu niệm với các đồng chí lãnh đạo Viện Lịch sử Đảng Trung ương tại Hội thảo khoa học tháng 11/2009, tại Thanh Hóa.

Lê Năng Đông (áo trắng) chụp hình lưu niệm với các đồng chí lãnh đạo Viện Lịch sử Đảng Trung ương tại Hội thảo khoa học tháng 11/2009, tại Thanh Hóa.

Sinh ra tại vùng quê nghèo huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa; sau khi tốt nghiệp Đại học cử nhân lịch sử như một “cái duyên” Đông vào công tác tại Phòng nghiên cứu Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam (năm 2007), thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên Quảng Nam lại là tỉnh kết nghĩa với tỉnh Thanh Hóa - quê hương anh. Anh luôn coi Quảng Nam như là quê hương thứ hai của mình.

Công việc nghiên cứu Lịch sử Đảng, là một lĩnh vực khó, mang tính đặc thù, thiên về nghiên cứu về lịch sử Đảng, lịch sử ngành của một địa phương đòi hỏi người làm công tác nghiên cứu cần tỉ mỉ hơn, hiểu biết sâu về mảnh đất, con người nơi đây. Nhưng được sự động viên, quan tâm dìu dắt của đồng chí, đồng nghiệp. Hơn 5 năm tham gia công tác nghiên cứu khoa học (2007 - 2011), bằng nỗ lực bản thân và sự dìu dắt của các nhà nghiên cứu bậc tiền bối đi trước, Lê Năng Đông đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đã có hơn 10 công trình anh cùng tham gia nghiên cứu, biên soạn, xuất bản; đặc biệt trong đó có những công trình lớn và có ý nghĩa như: “Võ Chí Công, người con ưu tú của quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng”; “Quảng Nam, những tấm gương cộng sản (3 tập)”; “50 năm nghĩa tình Thanh Hóa - Quảng Nam”; Kỷ yếu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (1930 - 2010)”; “Quảng Nam - 45 năm vì sự nghiệp giải phóng Dân tộc (1930 - 1975)”; “Lịch sử công tác Tổ chức xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (1930 - 2010)”; “Lịch sử Đoàn Thanh niên tỉnh Quảng Nam (1927 - 2010)... Hiện tại anh đang tiếp tục biên soạn nhiều công trình khác.

Để có được những thành quả trên, đảng viên trẻ Lê Năng Đông đã phải nỗ lực rất cao, ngoài những kiến thức được học, anh còn phải tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu bổ trợ, để tiếp cận những phương pháp hiệu quả nhất trong nghiên cứu khoa học. Để có được kết quả cao trong việc nghiên cứu các đề tài về lịch sử địa phương ngoài việc khai thác các tư liệu, thư tịch cổ, anh còn đi điền dã thực tế tại các địa danh, gặp gỡ nhân chứng sống để đối chiếu thông tin, tư liệu.

“Công việc mình làm mang tính đặc thù, chuyên môn cao, không hấp dẫn và rất ít bạn trẻ biết về công việc này. Tuy nhiên tôi hy vọng, những công trình mình nghiên cứu, biên soạn, sau khi xuất bản và phát hành sẽ góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho tuổi trẻ, đó là niềm vui, là niềm cổ vũ để tôi phấn đấu hơn nữa” - Lê Năng Đông tâm sự.

Đồng chí Phan Xuân Quang, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam nhận xét: “Là cán bộ trẻ được phân công về công tác tại phòng nghiên cứu lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, trực tiếp tham gia các công trình nghiên cứu khoa học. Đây là một lĩnh vực rất khó đòi hỏi phải có năng lực, bề dày kinh nghiệm, nhưng Đông là một cán bộ trẻ tiếp cận nhanh, rất tâm huyết và có trách nhiệm với công việc được giao, chịu khó tìm tòi tranh thủ kinh nghiệm của những người đi trước, đảm nhận được nhiều phần việc khó, trực tiếp tham gia nghiên cứu một số công trình lịch sử ngành, lịch sử Đảng bộ địa phương, đặc biệt là những công trình nghiên cứu khoa học, những tác phẩm phục vụ chính trị do Thường trực Tỉnh uỷ giao phó. Trong cuộc sống Đông rất gần gũi và hoà đồng với đồng chí đồng nghiệp...”.

Từ một người con Thanh Hoá, Đông đã gửi trọn niềm tin, tình yêu vào mảnh đất và con người, lịch sử, văn hoá của quê hương Quảng Nam, quê hương thứ hai, mỗi thành quả là một niềm vui là sự đóng góp của sửc trẻ niềm đam mê cho mảnh đất hứa.

Say mê với công tác nghiên cứu khoa học bấy nhiêu anh lại càng hăng say, nhiệt tình với phong trào Đoàn, tham gia tích cực các hoạt động tình nguyện “Vì an sinh xã hội” về những vùng quê khó khăn của quê hương Quảng Nam như xã Tam Trà, huyện Núi Thành, xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, xã Tiên Sơn, huyện Tiên Phước; thăm và giúp đỡ nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra anh cũng đã hơn 3 lần hiến máu tình nguyện với tinh thần “sẻ gọt máu đào, trao niềm hy vọng”.

Đồng thời, trong công tác anh cũng nổi tiếng “tiết kiệm” với cách những cách làm như: tận dụng giấy loại còn có thể sử dụng được để in bản thảo lịch sử hoặc in những văn bản khác; cùng đoàn viên tự chuyển, phát công văn trong nội thành để tiết kiệm kinh phí dùng vào việc thực hiện các hoạt động tình nguyện, hành động vì an sinh xã hội... Anh chia xẻ: việc làm tuy nhỏ, nhưng có ý nghĩa rất lớn, đó cũng là những cách thiết thực nhất trong học tập và làm theo gương Bác Hồ, bởi từ những cái nhỏ nhất, cụ thể nhất, nhiều việc làm nhỏ tích góp lại sẽ thành việc lớn!

Chỉ hơn 5 năm công tác Lê Năng Đông đã sưu tập cho mình rất nhiều phần thưởng đáng nể: 4 năm liền (từ 2008 - 2011) đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua Cơ sở; Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam; Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh “Là điển hình thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác khối Dân chính Đảng - Doanh nghiệp khu vực miền Trung Tây Nguyên”; Giải nhì cuộc thi cấp tỉnh “Tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội, 1000 năm văn hiến và anh hùng”; mới đấy anh được UBND tỉnh tặng Bằng khen “Vì có thành tích xuất sắc góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam”; Danh hiệu chiến sĩ thi đua tỉnh Quảng Nam và nhiều phần thưởng khác; đặc biệt anh còn là cộng tác viên đắc lực cho một số cơ quan báo chí như: Báo Quảng Nam, Tạp chí Xưa và Nay; Tạp chí Tuyên giáo...

Tấm gương điển hình thanh niên tiến tiến say mê với công tác nghiên cứu khoa học, nhiệt tình, năng động với phong trào của đảng viên trẻ Lê Năng Đông thật đáng ghi nhận./.

Nguyễn Hợi
Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Quảng Nam

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất