Thứ Tư, 27/11/2024
Y tế - Dân số
Thứ Hai, 7/12/2015 16:6'(GMT+7)

Tỷ lệ nữ giới nhiễm HIV ở nhiều địa phương đã vượt mức 31%

(Ảnh minh họa: TTXVN)

(Ảnh minh họa: TTXVN)

Theo đánh giá của Ủy ban về Xóa bỏ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Ủy ban CEDAW), đây là những khó khăn, thách thức trong quá trình xem xét và đánh giá báo cáo của Việt Nam về tình hình dịch HIV/AIDS trong năm nay.

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo góp ý dự thảo báo cáo đánh giá nhanh về vấn đề giới trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS diễn ra mới đây tại Hà Nội, do Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Cục phòng chống HIV/AIDS tổ chức.

Tiến sỹ Phan Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho hay, Việt Nam đã có 25 năm tiến hành công tác phòng chống HIV/AIDS. Đến nay, trên toàn quốc có khoảng 230.000 người có HIV và xu hướng, chiều hướng, hình thái dịch đã có sự thay đổi rất nhiều trong những năm qua.

Trong những năm đầu tiên, tỷ lệ nữ giới có HIV chỉ chiếm 8% trong số những người có HIV, nhưng đến nay tỷ lệ này ở nhiều tỉnh đã vượt mức 31%.

Theo TS. Phan Thị Thu Hương, trong 25 năm qua, ngành y tế đã triển khai nhiều báo cáo công tác đều yêu cầu phân tích về tỷ lệ giới tuy nhiên vẫn chưa có những phân tích chuyên sâu để có những khuyến nghị đối với các nhà chuyên môn và hoạch định chính sách.

Tiến sỹ Kristan Schoultz - Giám đốc quốc gia UNAIDS tại Việt Nam nhấn mạnh, trong lĩnh vực bình đẳng giới, Việt Nam đã có được những tiến bộ trong việc xây dựng khung chính sách và pháp luật mạnh mẽ nhằm xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ. Đó là việc Việt Nam đã thông qua Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2010-2020.

Theo bà Kristan Schoultz, hiện nay nhiều phụ nữ chỉ vì lo sợ tình trạng lây nhiễm HIV của bản thân có thể bị tiết lộ do cơ sở y tế không thực hiện bảo mật thông tin cá nhân, do vậy họ đã không dám tìm đến các dịch vụ chăm sóc và điều trị.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự kỳ thị với việc không thường xuyên đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, nhiều phụ nữ sống với HIV không tiếp cận được với các thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe và có một cuộc sống tốt hơn.

Tiến sỹ Kristan Schoultz phân tích, đánh giá ứng phó với HIV ở Việt Nam dưới góc độ giới là kịp thời và quan trọng để đẩy mạnh nhằm hướng tới mục tiêu kết thúc dịch AIDS vào năm 2030. Đánh giá về giới là bước đầu để xác định các vấn đề có ảnh hưởng lên phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ hay bị ảnh hưởng bởi HIV.

Đánh giá cũng xác định các thách thức và khoảng trống trong ứng phó quốc gia dưới góc độ giới để từ đó đảm bảo cả phụ nữ và nam giới đều có sức khỏe và phòng tránh được HIV./.


Minh Hoàng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất