Thứ Hai, 25/11/2024
Tin hoạt động
Thứ Sáu, 3/7/2009 21:12'(GMT+7)

UNESCO công nhận thêm 13 Di sản thế giới mới

Quần thể mộ với 40 ngôi mộ của đế chế Joseon (Hàn Quốc) được công nhận là Di sản văn hóa thế giới lần này.

Quần thể mộ với 40 ngôi mộ của đế chế Joseon (Hàn Quốc) được công nhận là Di sản văn hóa thế giới lần này.

Thế giới có thêm 13 Di sản thế giới mới

Biển Wadden (Đức - Hà Lan) bao gồm khu bảo tồn biển Wadden của Hà Lan và các công viên quốc gia biển Wadden thuộc Đức và dãy Dolomites của Ý bao gồm 18 ngọn núi có đỉnh cao từ 3000m trở lên, trải dài trên diện tích 141.903 ha là hai Di sản thiên nhiên thế giới mới được UNESCO công nhận. Ngoài ra Uỷ ban Di sản thế giới còn công nhận thêm 11 Di sản văn hoá thế giới mới.

Khu phế tích Loropéni: Khu phế tích này trải dài trên diện tích 11.130m2 với những bức tường đá tuyệt đẹp.  Khu phế tích Loropéni là địa danh đầu tiên của Burkina Faso được công nhận là Di sản văn hoá thế giới.  Khu phế tích dẫn đầu trong danh sách 10 pháo đài đá được bảo tồn tốt nhất tại khu vực Lobi và là một phần của 100 kiến trúc đá đóng kín thể hiện quyền lực của con đường buôn bán vàng xuyên sa mạc Sahara.

Đỉnh Wutai (Trung Quốc): Với năm ngọn núi khác nhau, Wutai được coi là ngọn núi thiêng liêng của những tín đồ Phật giáo. Trên núi có 53 ngôi đền, trong đó đáng chú ý nhất là ngôi đền Foguang được xây từ đời nhà Đường với những bức tượng đất sét bằng kích thước người thật. Ngoài ra trên núi còn có đền Shuxiang được xây từ đời nhà Minh với 500 bức tượng mô tả cuộc đời đức Phật.

Các Di sản văn hoá thế giới còn lại được công nhận trong đợt này còn có: Hệ thống dẫn nước lịch sử Shushtar (Iran); Núi thiêng Sulamain-Too (Kyrgyzstan); Quần thể mộ với 40 ngôi mộ của đế chế Joseon (Hàn Quốc); Thị trấn Cidade Velha (Cape Verde), Thành phố thiêng Caral-Supe (Peru) 5000 năm; Tháp Hercules (Tây Ban Nha) có niên đại từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên; Hệ thống kênh và ống dẫn nước Pontcysyllte (Anh); Nhà Stoclet (Bỉ)

Địa danh thứ hai bị "khai trừ" khỏi danh sách Di sản thế giới

Thung lũng Elbe ở Dresden (Đức) bị loại khỏi danh sách Di sản văn hóa thế giới.

Thế giới vừa có thêm 11 Di sản văn hoá, 2 Di sản thiên nhiên thế giới nhưng phải vừa đón nhận một tin không hay khi UNESCO quyết định "khai trừ" Thung lũng Elbe ở Dresden (Đức) ra khỏi danh sách Di sản thế giới mới. Như vậy là danh sách Di sản thế giới hiện thời đã được nâng lên con số 890.

Cũng trong phiên họp vừa qua, Uỷ ban Di sản thế giới của UNESCO đã đưa Baku ra khỏi Danh sách báo động vì xét thấy đã có nhiều động thái bảo tồn tích cực của thành phố cổ này. UNESCO đánh giá cao thành công của chính quyền Azerbaijan trong việc bảo tồn Baku. Trận động đất tháng 11/2000 đã đặt địa danh này vào trạng thái nguy hiểm và 3 năm sau đó UNESCO đã quyết định đưa Baku vào Danh sách báo động do xét thấy thành phố cổ này còn đang phải chịu những tác động tiêu cực từ sự đô thị hoá.

Uỷ ban Di sản thế giới của UNESCO cũng đồng thời đưa 3 địa danh vào Danh sách Di sản thế giới đang gặp nguy hiểm, trong đó có công viên quốc gia Los Katios ở Colombia, các tượng đài kỷ niệm lịch sử của Mtskheta (Georgia) để cảnh báo các quốc gia có Di sản bị đưa vào danh sách "đen" tăng cường công tác bảo tồn.

Thung lũng Elbe ở Dresden cũng đã bị đưa vào danh sách này năm 2006, nhưng sau 3 năm bị UNESCO "báo động" vẫn không có gì biến chuyển nên cuối cùng đã bị xoá khỏi danh sách Di sản thế giới.

Sở dĩ thung lũng Dresden Elbe bị loại khỏi câu lạc bộ Di sản thế giới của UNESCO vì thành phố này đã cho xây dựng cây cầu Waldschlösschen với 4 làn đường ngay chính giữa di sản văn hoá nổi tiếng này. Như vậy là thung lũng Dresden Elbe đã không giữ được "giá trị nổi bật toàn cầu" của nó, một trong những tiêu chí quan trọng để được công nhận là Di sản văn hoá thế giới năm 2004.

Đây cũng là địa danh thứ hai bị UNESCO loại khỏi danh sách Di sản thế giới. Năm 2007 đền thờ Arabian Oryx của Oman đã bị loại khỏi danh sách sau 13 năm được công nhận.

Thêm một hồi chuông cảnh báo UNESCO vừa gióng lên về công tác bảo tồn di sản. Dù đã được công nhận là Di sản văn hoá thế giới nhưng danh hiệu này có thể bị tước bỏ bất cứ lúc nào nếu việc bảo tồn di sản bị lơ là. 

VNN
 (Theo UNESCO)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất