Thứ Tư, 25/9/2024
Khoa học, công nghệ
Thứ Bảy, 2/7/2011 11:6'(GMT+7)

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn

Tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KH-CN) vào sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn. Theo lãnh đạo Sở KH-CN tỉnh Một số đề tài được ứng dụng vào sản xuất như mô hình nuôi nhông tại gia đình bà Nguyễn Thị Thu (khu phố 5B thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh) và bà Nguyễn Thị Loan (Thị trấn Đạ Tẻh). Theo Hội đồng KH-CN huyện Đạ Tẻh: những mô hình nói trên được nghiệm thu, đánh giá kết quả tốt. Hay mô hình nuôi lợn rừng tại gia đình ông Lê Quang Cảnh (tại thôn Gia Nghĩa xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên) cũng cho hiệu quả kinh tế cao. Theo ông Cảnh: hiện nay cơ sở đang mở rộng đầu tư chăn nuôi, đảm bảo việc cung cấp giống cho bà con trong và ngoài tỉnh. Tại huyện Lạc Dương (nơi có hơn 80% người đồng bào dân tộc thiểu số) xây dựng mô hình thử nghiệm chăn nuôi giống nhím bờm ở xã Lát. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng KH-CN huyện Lạc Dương đánh giá: Nhím bờm phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và trình độ chăn nuôi của người dân địa phương. Với nguồn thức ăn có sẵn là rau củ, phế phẩm, nuôi nhím bờm sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo tại vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng nông thôn.

Trên địa bàn toàn tỉnh còn có các mô hình nghiên cứu tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng Viet Gap tại xã Lộc Sơn (thành phố Bảo Lộc); Dự án hoàn thiện và chuyển giao quy trình sản xuất meo giống nấm do Trung tâm ứng dụng KH-CN Lâm Đồng chủ trì thực hiện…

Theo ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Lâm Đồng: các hoạt động KH - CN trên địa bàn toàn tỉnh đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, nổi bật là việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhân dân. Hoạt động này đã tạo ra các ngành nghề mới với nhiều sản phẩm đa dạng mang lại thu nhập cao, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất