Thứ Tư, 2/10/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Chủ Nhật, 27/7/2008 13:52'(GMT+7)

Về Đề án sửa đổi bổ sung Luật Báo chí

(TCTG) - Đề án sửa đổi, bổ sung Luật báo chí đến nay đã qua 10 lần dự thảo, được tổ chức lấy ý kiến một số cơ quan, tổ chức liên quan ở 3 khu vực: phía Bắc (tổ chức tại Hà Nội), miền Trung và Tây Nguyên (tổ chức tại Đà Nẵng) và phía Nam (tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh).

Luật báo chí (1989) có VII chương, 31 điều, được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1989. 10 năm sau, cùng với công cuộc đổi mới đất nước, hoạt động báo chí trở nên phong phú, sôi động và phức tạp hơn. Tại kỳ hợp thứ 5, Quốc hội khóa X tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật báo chí. Có 11 điều được sửa đổi, bổ sung: điều 1, điều 3, điều 6, điều 9, điều 12, điều 15, điều 17, điều 19, điều 21, điều 22, điều 28.

Luật báo chí sửa đởi, bổ sung lần này (đang tiến hành) dự kiến sẽ có V chương, 51 điều, giảm 2 chương và tăng 20 điều. Có một số chương, điều được sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản: Chương I, bổ sung Điều 1: Phạm vi điều chỉnh; Điều 2: Đối tượng áp dụng; Điều 6: Giải thích từ ngữ; Điều 7: Chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí, Điều 8: Quỹ hỗ trợ báo chí. Chương II: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, đây là chương có nhiều nội dung, khái niệm mới, có một số điều mới như: Điều 13 Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; Điều 14: Trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; Điều 15: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Ở chương III: Tổ chức và quyền hạn của báo chí và nhà báo; Điều 21: Cải chính trên báo chí, được sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản. Ở chương IV: Tổ chức và hoạt động báo chí, có các điều mới: Điều 22 đối tượng được hoạt động báo chí, thành lập cơ quan báo chí; Điều 23: Điều kiện hoạt động báo chí, thành lập cơ quan báo chí; đây là điều có nhiều quy định rất mới; Điều 24: Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí; Điều 26: Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí; Điều 27: Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của tổng biên tập; Điều 28: Cấp giấy phép hoạt động báo chí; Điều 29: Cấp giấy phép xuất bản đặc san, phụ trương, mở thêm kênh, hệ phát thanh, truyền hình; Điều 30: Hiệu lực của giấy phép; Điều 31: Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi cơ quan chủ quản, thay đổi nội dung ghi trong giấy phép; Điều 32: Các thông tin phải ghi, phải thể hiện trên báo chí; Điều 33: Liên kết trong hoạt động báo chí; Điều 34: Tài chính của cơ quan báo chí; Điều 35: Văn phòng đại diện và phóng viên thường trú; Điều 36: Khóa mã các chương trình phát thanh, truyền hình, báo điện tử; Điều 37: In báo chí; Điều 38: Phát hành báo chí; Điều 39: Truyền dẫn, phát sóng, Điều 40: Nộp ấn phẩm báo chí lưu chiểu và nộp ấn phẩm báo chí cho thư viện quốc gia Việt Nam; Điều 41: Chế độ lưu giữ nội dung thông tin của báo nói, báo hình, báo điện tử; Điều 42: Xuất nhập khẩu báo chí; Điều 43: Họp báo; Điều 44: Bồi dưỡng nghiệp vụ và các chức danh báo chí; Điều 45: Quảng cáo trên báo chí; Điều 46: Quyền tác giả trong lĩnh vực báo chí; Điều 47: Thanh tra báo chí... Đây là những điều có nhiều quy định rất mới, có khả năng điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của báo chí./.

PV

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất