Thứ Hai, 14/10/2024
Thế giới
Chủ Nhật, 29/5/2011 10:20'(GMT+7)

Việt Nam có nhiều sáng kiến đóng góp cho NAM

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. (Nguồn: Internet)

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. (Nguồn: Internet)

 Thứ trưởng cho biết cách đây vừa tròn 50 năm, NAM đã ra đời trong cao trào giải phóng dân tộc và trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Các nước độc lập non trẻ có sự đa dạng về văn hóa tín ngưỡng, chế độ chính trị-xã hội và lợi ích dân tộc, nhưng có chung đặc điểm đều bị thực dân đô hộ và có nền kinh tế kém phát triển.

Để tránh bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang, rơi vào vòng ảnh hưởng của phương Tây, các nước này có nhu cầu đoàn kết trong một tập hợp lực lượng rộng rãi giúp nhau giữ gìn độc lập, từng bước giành độc lập kinh tế, bảo vệ hòa bình thế giới để tồn tại và phát triển.

Chính nguyện vọng thiết tha đó đã khai sinh ra Phong trào NAM và được phản ánhtrong Tuyên bố chính thức của Hội nghị Cấp cao đầu tiên của Phong trào tại Beograd (Nam Tư cũ) vào tháng 9/1961.

Nhìn lại 50 năm qua, có thể thấy NAM là một tập hợp lực lượng của các nước đang phát triển đã tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, hòa bình và đấu tranh thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới. Những mục tiêu và nguyên tắc cao cả của NAM từ ngày đầu thành lập nay đã trở thành những chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế hiện đại và cũng là nguồn sức mạnh giúp Phong trào vượt qua nhiều thử thách, trong đó phải kể đến các nguyên tắc tôn trọng bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ, tăng cường hữu nghị, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa các quốc gia, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, lịch sử cũng cho thấy chặng đường phát triển của Phong trào không phải lúc nào cũng bằng phẳng và luôn có cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng chính: một bên là khuynh hướng tăng cường đoàn kết nội bộ, mở rộng hợp tác vớic ác lực lượng hòa bình và dân chủ đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề cơ bản của thời đại và một bên là một số xu hướng do dự, cơ hội, chịu tác động của các thế lực bên ngoài muốn lôi kéo, lái Phong trào đi chệch mục tiêu cơ bản làm suyyếu Phong trào.

Kể từ Hội nghị Cấp cao NAM lần thứ 14 tại Havana (Cuba) năm 2006, các nước thành viên NAM đã nỗ lực khẳng định lại các mục đích, nguyên tắc cơ bản của Phong trào, đề ra các định hướng, ưu tiên hoạt động trong giai đoạn hiện tại cũng nhưcho nhiều năm tới. Phong trào đang nỗ lực tăng cường đoàn kết thống nhất về vaitrò, phương pháp làm việc cũng như hợp tác theo hướng thực chất về kinh tế, văn hóa, y tế... thông qua cơ chế tham khảo thường xuyên tại các diễn đàn đa phương.

Qua đây, các nước NAM và các nước đang phát triển đã và đang xây dựng lập trườngchung đối với các vấn đề toàn cầu quan trọng liên quan đến hòa bình, an ninh vàphát triển. Việc Phong trào liên tục có thêm thành viên mới, tăng từ 108 kể từHội nghị Cấp cao lần thứ 10 năm 1992 lên 120 thành viên ngày nay, thể hiện sức sống, sự hấp dẫn của Phong trào. Sức mạnh của NAM chính là số lượng thành viên,chiếm gần 2/3 thành viên của Liên hợp quốc.

Trong giai đoạn sắp tới, tình hình thế giới và các khu vực sẽ tiếp tục biếnchuyển nhanh chóng, sâu sắc và đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường phối hợphành động để giải quyết những thách thức chung. Hơn lúc nào hết, các nước thànhviên NAM trông đợi Phong trào sẽ đề ra các biện pháp tăng cường sự đoàn kết,tính năng động và vai trò của NAM trong quan hệ quốc tế, phối hợp trong các diễnđàn đa phương về chính trị cũng như kinh tế và các vấn đề toàn cầu khác, phấnđấu vì một trật tự thế giới mới công bằng, dân chủ hơn, đảm bảo lợi ích của cácnước đang phát triển.

Nhận định về sự tham gia, đóng góp của Việt Nam đối với NAM thời gian qua nóichung và tại Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 16 của Phong trào vừa diễn ra tạiIndonesia nói riêng, Thứ trưởng Phạm Bình Minh cho biết cuộc kháng chiến kiêncường, anh dũng chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lược của Việt Nam đã cổ vũmạnh mẽ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc trên thế giới.

Chính bằng tấm gương và thắng lợi của sự nghiệp chống chiến tranh xâm lược củađế quốc, thực dân, Việt Nam đã sớm gắn bó và đóng góp thiết thực vào các mụctiêu và nguyên tắc của Phong trào. Việt Nam cùng các nước mới giành được độc lậpở châu Á và châu Phi đã tham dự Hội nghị Á-Phi ở Bandung (Indonesia) năm 1955 vàđề ra 10 nguyên tắc Bandung nổi tiếng, tiền đề của Phong trào NAM sau này.

Từ khi nước Việt Nam thống nhất và trở thành thành viên chính thức của NAM vàonăm 1976, Việt Nam đã có những hoạt động tích cực, phối hợp chặt chẽ nhằm tăngcường đoàn kết, đề cao vai trò của Phong trào, nỗ lực phấn đấu vì các mục tiêuhòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Việt Nam luôn coi hoạtđộng đóng góp cho NAM là một bộ phận quan trọng trong việc triển khai chính sáchđối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ và sẵn sàng là bạn, là đốitác tin cậy của các nước.

Trong nhiệm kỳ ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (năm2008-2009), Việt Nam có nhiều sáng kiến được các nước NAM đánh giá cao, đặc biệtlà việc lấy ý kiến đóng góp của các nước thành viên cho Báo cáo hoạt động nămcủa Hội đồng Bảo an, được hoan nghênh và phản ánh trong Văn kiện cuối cùng củaHội nghị Cấp cao NAM-15 tại Ai Cập (tháng 7/2009).

Trong những năm gần đây, với những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mớicủa mình, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế và ngoại giao, Việt Nam được bạn bètrong Phong trào đánh giá cao và trông đợi sẽ có thêm những đóng góp thiết thựcđối với sự nghiệp chung của Phong trào.

Đặc biệt, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thành công tốt đẹp, đề ra những mụctiêu và nhiệm vụ hết sức quan trọng để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưađất nước về cơ bản trở thành nước công nghiệp, theo hướng hiện đại vào năm 2020,trong đó có việc thực hiện đường lối đối ngoại chủ động và tích cực hội nhậpquốc tế. Đây là những tiền đề thuận lợi để Việt Nam phát huy vai trò, đóng gópvà tham gia thực chất hơn tại các diễn đàn đa phương nói chung và Phong tràoKhông liên kết nói riêng.

Trên tinh thần đó, đoàn Việt Nam đã tham dự và có nhiều đóng góp xây dựng tạiHội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 16 và Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập NAM tạiIndonesia từ ngày 24-27/5 vừa qua.

Với chủ đề “Tầm nhìn chung về đóng góp của NAM trong 50 năm tới,” hội nghị tạiIndonesia có ý nghĩa thiết thực nhằm kiểm điểm 50 năm hoạt động của Phong tràovà định hướng cho thời gian tới, đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường vai trò,vị trí của Phong trào trong tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, bảo vệ lợiích chính đáng của các nước NAM, các nước đang phát triển, đồng thời thúc đẩygiải quyết hòa bình các cuộc xung đột.

Hội nghị đã thông qua nhiều tài liệu quan trọng, trong đó có Văn kiện Cuối cùng,Tuyên bố kỷ niệm 50 năm thành lập NAM, Tuyên bố về việc loại bỏ vũ khí hạtnhân, và Tuyên bố về vấn đề tù nhân chính trị Palestine.

Tại hội nghị, đoàn đại biểu Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đaphương; chống các chính sách cường quyền, áp đặt, chủ nghĩa bảo hộ; phấn đấu xây dựng các quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh và các quan hệ hợp tác bình đẳng.

Về phương hướng thời gian tới, chúng ta cho rằng Phong trào cần chủ động, nângcao tiếng nói trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế lớn như cải tổ Liên hợp quốc, thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, thúc đẩy vòng đàm phánDoha, ứng phó với các cuộc khủng hoảng, thách thức toàn cầu./

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất