Thứ Ba, 26/11/2024
Giáo dục
Thứ Hai, 13/8/2012 21:12'(GMT+7)

Vĩnh Long triển khai quyết liệt nhiều giải pháp phổ cập giáo dục

Nhiều giải pháp đột phá thực hiện PCGDMN 5 tuổi

Nhiều giải pháp đột phá thực hiện PCGDMN 5 tuổi

Theo ông Lưu Thành Công - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, khó khăn trong thực hiện phổ cập giáo dục mầm non ở Vĩnh Long hiện nay là nhiều trường học không đủ diện tích đất để xây dựng phòng học kiên cố theo quy định; trang thiết bị giảng dạy, học tập chỉ mới đáp ứng 30% so với danh mục của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Về chuyên môn, nghiệp vụ, toàn tỉnh cần thêm 554 giáo viên phục vụ cho việc giảng dạy bán trú trong thời gian tới.

Để đạt được mục tiêu này, từ nguồn ngân sách tỉnh, sự hỗ trợ của trung ương và các nguồn hỗ trợ khác, Vĩnh Long bố trí vốn cho các huyện, thành phố đầu tư mở rộng mạng lưới trường lớp mầm non, phấn đấu đến năm 2015 không còn lớp học tạm, mượn và nâng cấp các trường cận chuẩn đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, tỉnh tiếp tục nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng sư phạm trên địa bàn; thực hiện chính sách thu hút học sinh giỏi vào học tại các trường này nhằm đảm bảo đủ số lượng và chất lượng để chuẩn hóa trình độ đội ngũ giáo viên phục vụ công tác giảng dạy.

Thực hiện Chỉ thị số 10 - CT/TW của Bộ Chính trị, Vĩnh Long phấn đấu duy trì huy động trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt tỷ lệ trên 99%; 100% trẻ hoàn thành chương trình tiểu học lớp 6; tỷ lệ lưu ban và bỏ học bậc Tiểu học dưới 5% và bậc Trung học cơ sở dưới 1%; Đến năm 2020 tỉnh có ít nhất 10% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề. Theo đó, tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp và thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS sau theo hướng tăng nhanh tỷ lệ học sinh vào học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Tỉnh tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học nghề; hỗ trợ các trung tâm giáo dục thường xuyên dạy bổ túc văn hóa THPT gắn với dạy nghề, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được học liên thông các cấp học cao hơn. Đặc biệt, tỉnh tập trung nguồn lực hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn, củng cố và phát triển kết quả phổ cấp giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cấp trung học cơ sở một cách vững chắc; giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học đối với học sinh ở những xã đặc biệt khó khăn và đông đồng bào Khmer./. 

TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất