Thứ Ba, 1/10/2024
Sức khỏe
Thứ Bảy, 15/5/2010 19:13'(GMT+7)

Virus tai xanh không lây sang người

Lượng thịt bán ra giảm hơn 50% so với trước.

Lượng thịt bán ra giảm hơn 50% so với trước.

Tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội, thịt lợn vẫn được bày bán. Tuy nhiên, các tiểu thương cho biết, lượng thịt bán ra giảm hơn 50% so với thời gian dịch tai xanh chưa bùng phát. Nhiều người dân tỏ ra lo lắng, thậm chí quyết định không ăn thịt lợn.

Chị Nguyễn Thanh Tâm, C3 Thành Công, Ba Đình (Hà Nội) nói: “Tôi không ăn thịt lợn vì cũng sợ, hoang mang. Dù nhà tôi có con nhỏ nhưng tôi cũng không mua”.

Tuy nhiên, theo Cục Thú y, người tiêu dùng không nên hoang mang khi sử dụng sản phẩm từ lợn. Virus tai xanh ở lợn không có cơ chế lây nhiễm sang người như cúm gia cầm nên người tiêu dùng có thể yên tâm khi mua và sử dụng những loại thịt lợn an toàn.

Ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT): “Thực tế, virus tai xanh không gây bệnh cho con người và hiện tại, kể cả những nơi có dịch thì không phải tất cả các con lợn đều bị nhiễm bệnh tai xanh. Trong đó có nhiều con lợn khỏe mạnh thì chúng ta vẫn sử dụng giết mổ bình thường”.

Người tiêu dùng chỉ cần lưu ý không nên ăn lợn ốm, chết vì bệnh tai xanh. Lợn bị bệnh tai xanh rất khó nhận biết. Vì vậy, khi mua cần quan sát và lựa chọn kỹ. Nếu là lợn dịch còn sống thì biểu hiện là tai cụp, tím tái, bỏ ăn, chảy nước mũi, trào bọt mép. Nếu là thịt lợn đã qua giết mổ thì phải chú ý đến màu sắc, mùi vị…

Cũng theo ông Hoàng Văn Năm: Trên da con lợn phải trắng đều, không có điểm tụ máu, hoặc màu sắc khác. Thịt khi cắt ra thì mặt cắt phải khô và đồng nhất, không có những màu sắc khác, ví dụ như những điểm tụ máu, tím bầm là không tốt. Và khi ấn tay vào, thịt phải có sự đàn hồi; nếu ấn tay vào lõm, không nhả ra được thì đấy là thịt lợn bệnh hoặc có nước chảy ra. Thịt lợn bệnh thường không để được lâu, nếu trong thời tiết nóng nực dễ bị ôi”.

Các chuyên gia và nhà quản lý cũng khuyến cáo, trong thời gian này, người dân tuyệt đối không ăn tiết canh và các món gỏi, tái, nem chua… kể cả chế biến từ thịt các con vật khác như gia cầm, bò, cừu, dê… vì liên cầu khuẩn có thể lây sang các con vật này. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thịt cũng như phủ tạng của lợn đều phải được chế biến chín. Khi mua thịt lợn, người dân nên mua ở những điểm bán thịt đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y./.
 
(VTV)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất