Thứ Tư, 30/10/2024
Tuyên truyền
Thứ Hai, 13/3/2017 14:58'(GMT+7)

Xây dựng các điểm điển hình về giảm nghèo nhanh, bền vững

Theo đó, đối tượng hưởng thụ là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; trong đó ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số, phụ nữ thuộc hộ nghèo trên địa bàn một số thôn, bản ở 7 xã thuộc 7 huyện nghèo diện 30A gồm: xã Tén Tằn (huyện Mường Lát), xã Phú Nghiêm (huyện Quan Hóa), xã Tam Lư (huyện Quan Sơn), xã Lương Ngoại (huyện Bá Thước), xã Trí Nang (huyện Lang Chánh), xã Luận Thành (huyện Thường Xuân), xã Cát Vân (huyện Như Xuân).


Đề án nhằm huy động tổng thể các nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo để tạo điểm điển hình về giảm nghèo nhanh và bền vững, hạn chế tối đa số hộ tái nghèo; giảm khoảng cách chênh lệch tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo so với bình quân chung của cả tỉnh; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế, tăng thu nhập, tiếp cận thuận lợi nhất với các dịch vụ xã hội cơ bản. Qua đó, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến 2020 và “Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững” của Tỉnh ủy Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020.


Đề án đặt mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 3,59%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 5,24% trở lên; thu nhập bình quân của hộ nghèo gấp 2,5% lần so với năm 2015; 100% trẻ em được đi học; 100% khẩu nghèo, cận nghèo được hộ trợ mua thẻ, cấp thẻ Bảo hiểm y tế. Đề án cũng phấn đấu đến năm 2020 có 80% số xã đặc biệt khó khăn và 100% số thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn...


Để đạt các mục tiêu trên, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các huyện thực hiện Đề án chủ động chỉ đạo xây dựng xã điểm điển hình giảm nghèo nhanh và bền vững. Hàng năm, các địa phương có trách nhiệm xây dựng cụ thể các nội dung Đề án trên cơ sở thực tiễn của địa phương; kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, cấp xã; bố trí đủ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp… Các địa phương tăng cường huy động, lồng ghép các nguồn lực và ưu tiên phân bổ nguồn vốn để thực hiện công tác giảm nghèo ở các xã thực hiện Đề án.


Giai đoạn 2011-2015, các cấp ủy đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh luôn dành sự quan tâm, ưu tiên nguồn lực cho công tác giảm nghèo. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được đẩy mạnh đầu tư, tạo điều kiện phát huy tiềm năng thế mạnh của từng vùng miền, từng địa phương trong tỉnh, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể ở các vùng miền trong tỉnh, bình quân tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm 3,75%, đạt mục tiêu đề ra; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân được nâng lên, các vấn đề an sinh xã hội được bảo đảm./.


Khiếu Tư/TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất