Thứ Bảy, 12/10/2024
Đời sống
Thứ Năm, 17/12/2009 14:19'(GMT+7)

Xóa bỏ phân biệt giữa khám chữa bệnh nhà nước và tư nhân

 
Luật khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) gồm 9 chương, 91 điều. Đây là đạo luật đầu tiên về KBCB bảo đảm, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người bệnh; nâng cao chất lượng KBCB; giảm phiền hà cho người bệnh; xác định nền tảng cho sự phát triển y học thực chứng vì quyền lợi của người bệnh, và là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người bệnh với người hành nghề và cơ sở KBCB.
 
Luật KBCB xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong công tác khám chữa bệnh. Cụ thể, chứng chỉ hành nghề sẽ được cấp cho mọi người hành nghề KBCB, giấy phép hoạt động sẽ cấp cho mọi cơ sở KBCB, gồm cả khu vực tư nhân và nhà nước. Luật đảm bảo cho các cơ sở khám chữa bệnh đều hoạt động trong một mặt bằng pháp luật bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa cơ sở KBCB nhà nước và tư nhân.
 
Luật quy định rõ, Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu KBCB cơ bản của nhân dân; nghiêm cấm việc từ chối hoặc chậm cấp cứu bệnh nhân; Khám chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề; Cấm cho thuê, cho mượn hoặc đi thuê, đi mượn chứng chỉ hành nghề, hoặc giấy phép hoạt động. Cấm người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền. Cấm sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong khi khám chữa bệnh...

Người bệnh được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám chữa bệnh phù hợp với mình. Người bệnh được tôn trọng bí mật riêng tư; được cung cấp thông tin hồ sơ bệnh án và chi phí khám chữa bệnh của mình, có quyền từ chối chữa bệnh./.

Theo VnMedia

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất