Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), hiện trên cả nước không có báo cáo ổ dịch cúm gia cầm nào mới phát sinh và các địa phương đã công bố hết các dịch cúm gia cầm.
Bộ Y tế khuyến cáo tăng huyết áp là bệnh mạn tính và tiến triển một cách âm thầm. Vì vậy, đo huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản nhất và quan trọng nhất để người dân phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp, đặc biệt người trên 40 tuổi. Người mắc bệnh vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện đầy đủ chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc.
Khi tiến hành phân tích gene virus cúm ở người, cũng như ở gia cầm cho thấy, virus cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao.
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 20.947 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 8 ca tử vong.
Trong thời gian qua đã xảy ra một số vụ ngộ độc do ăn các loại quả của một số loài cây, hoa có trong khuôn viên tại các cơ sở giáo dục làm ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở.
Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia vừa chính thức đi vào hoạt động được coi là bước đột phá, nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác tiêm chủng đồng thời “hứa hẹn” mang lại nhiều tiện ích cho người dân. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, đã trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này.
Ngày 11/3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết do thời tiết se lạnh, độ ẩm cao nên mùa Xuân là mùa bùng phát mạnh các các bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi…), đặc biệt là với trẻ em, trong đó có bệnh ho gà.
Phần lớn đối tượng này là trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc chưa tiềm đầy đủ (mới chỉ được tiêm một mũi vắcxin phòng bệnh ho gà) nên chưa có kháng thể miễn dịch với bệnh.
Sáng 3-3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi (Bộ Y tế) tổ chức họp triển khai các giải pháp phòng, chống các chủng vi-rút gia cầm độc lực cao trên người. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, nguy cơ dịch cúm gia cầm phát sinh và lây lan thời gian tới ở nước ta là rất cao.
Ngày 1/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định nguy cơ lây lan chủng cúm gia cầm H7N9 giữa người và người ở Trung Quốc là thấp, nhưng với số lượng người nhiễm bệnh không ngừng tăng, WHO khuyến cáo lực lượng chức năng cần giám sát chặt chẽ đề phòng diễn biến phức tạp của dịch bệnh này.
Theo nhà nghiên cứu Yayri Caridad Prieto, thuộc Trung tâm Gen và Công nghệ sinh học La Habana (CIGB), vắcxin mang tên TERAVAC-VIH này đã được thử nghiệm trên 9 bệnh nhân và không cho thấy hiệu ứng có hại hay nhiễm độc.
Ngày 19-2, Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian gần đây, dịch cúm gia cầm liên tiếp xảy ra trên địa bàn huyện Phước Long. Cụ thể, từ ngày 24-1 đến 14-2 đã xuất hiện 5 ổ dịch cúm gia cầm (trong đó có 3 ổ dịch tại thị trấn Phước Long, 1 ở xã Vĩnh Phú Đông và ổ dịch còn lại xảy ra tại xã Vĩnh Thanh). Tổng đàn gia cầm chết và tiêu hủy là 6.350 con. Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết đang theo dõi và giám sát chặt chẽ dịch bệnh; tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y trên địa bàn.
Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan, Campuchia và nhiều nước khác… đã bùng phát trở lại cúm gia cầm. Đặc biệt, tại Trung Quốc, cúm gia cầm còn lây lan ở người từ đầu năm 2017 đến nay làm gần 80 người chết. Nỗi ám ảnh một thời về dịch cúm này đang quay trở lại.
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 2.100 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng.