(TG) - Chiều 3/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai Tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) và Kỷ niệm 50 năm Ngày mất của Người (2/9/1969 - 2/92019). Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì Hội nghị.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều công sức và tình cảm cho việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng. Người luôn coi đó là vấn đề hệ trọng, cần thiết trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, phát huy lời dạy của Người về giáo dục, bồi dưỡng thanh niên là góp phần vào thành công sự nghiệp đổi mới đất nước, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
(TG)- Trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, tự phê bình và phê bình được tiến hành nghiêm chỉnh và thường xuyên; trong đó, việc gắn Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” được coi là giải pháp đột phá, là đơn thuốc “đặc trị” để xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vững mạnh, trong sạch.
Ngày 21/4, Học viện Chính trị Khu vực II đã khai mạc Triển lãm sách “Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019)".
(TG)- Hồ Chí Minh đã đi xa 50 năm, nhưng Người không phải là một kỷ niệm của quá khứ mà sống mãi. Người cùng những cống hiến, phẩm cách cao quý của mình và những lời dặn lại cho hậu thế trở nên diệu kỳ trong ký ức tất cả mọi thời đại. Coi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc là tiền đề, điều kiện để xây dựng và phát triển một nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, kế hoạch tái thiết đất nước - Cương lĩnh xây dựng đất nước sau chiến tranh là sợi chỉ đỏ bao trùm và xuyên suốt trong bản Di chúc Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Ngày 20/4, tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang diễn ra Hội thi "Giới thiệu sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh" năm 2019 nhân 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) và hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam 21/4, hướng tới chào mừng kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2019), 129 năm Ngày sinh của Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2019).
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề đoàn kết. Những lời căn dặn của Người trong Di chúc về đoàn kết quốc tế là định hướng quan trọng cho quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, để Việt Nam luôn đóng góp xứng đáng vào nền hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
(TG)-Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Đề cương tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. TG trân trọng giới thiệu toàn văn bản Đề cương.
(TG)-Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng (tại Công văn số 7876-CV/VPTW ngày 06/10/2018 của Văn phòng Trung ương Đảng) về việc tổ chức kỷ niệm một số ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2019, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 50 năm Ngày mất của Người, như sau:
(TG)- Xây dựng và củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, giữ gìn truyền thống cực kỳ quý báu đó “như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, phát huy vai trò là trung tâm đoàn kết của toàn dân tộc theo lời Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc là một trong những thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc ngày 10/5/1965, khi Người ở tuổi 75. Sau đó, hằng năm, cứ đến dịp sinh nhật, Người lại tiếp tục bổ sung, sửa chữa để có bản hoàn chỉnh vào năm 1969. Ngoài bản chính thức công bố năm 1969, ngay sau khi Người qua đời, Trung ương đã công bố các bản Người viết những năm trước đó, để các thế hệ con cháu hiểu rõ thêm ý nguyện và tình cảm của Bác Hồ với Đảng, với đất nước, dân tộc và nhân dân.
(TG)- Mỗi điều Hồ Chí Minh trăn trở, dặn lại trong Di chúc đều chứa chan tấm lòng một hiền nhân đối với con người, với thiên nhiên, với quê hương đất nước, phản ánh tư tưởng, tình cảm, đạo đức và tâm hồn một người con ưu tú của dân tộc Việt; hiện thân tinh thần, tài năng và tâm hồn của người dân Việt; hiện thân của tinh thần yêu tự do tha thiết, bình dị mà vĩ đại, dân tộc mà thời đại. Đó là di sản bất hủ, đậm đà cốt cách dân tộc Việt và thời đại, “là sự thức tỉnh của nhân tâm, của trí tuệ, của dũng khí” Hồ Chí Minh gửi lại cho các thế hệ mai sau. Cuộc đời Người, với những gì Người đã đi, đã đến và chiến thắng; với tất cả những gì Người đã làm, đã mẫu mực nêu gương và để lại, có lý và đượm tình thương yêu sẽ sống mãi qua các thời đại.
Trong Di chúc, Người căn dặn toàn Đảng, toàn dân và thế hệ trẻ những điều hệ trọng, những việc cần phải làm vì sự nghiệp cách mạng: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Nguyễn Văn Công Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
(TG) - “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”(1). Đó không chỉ là sự quan tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng, vun trồng cái gốc để sự nghiệp của cha anh luôn được phát triển mà còn là tầm nhìn sâu sắc của Hồ Chí Minh đối với hiện tại và tương lai bền vững của nước nhà.