Thứ Ba, 17/9/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Hai, 6/8/2018 9:36'(GMT+7)

Bắc Giang: Sáng tạo trong công tác bồi dưỡng, ​giáo dục lý luận chính trị

Các đồng chí: Thân Văn Khoa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Đỗ Đức Hà, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tặng hoa cho các thí sinh dự thi.

Các đồng chí: Thân Văn Khoa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Đỗ Đức Hà, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tặng hoa cho các thí sinh dự thi.

 

Thời gian qua, bám sát định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương và nhiệm vụ chính trị của địa phương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang, các huyện và Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố đã tập trung tham mưu, chỉ đạo, thực hiện công tác tư tưởng nói chung và công tác giáo dục lý luận chính trị nói riêng trong toàn Đảng bộ tỉnh với nhiều cách làm mới, phong phú, sáng tạo và đạt nhiều kết quả. 

Ngay từ đầu năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang đã chủ động xây dựng và ban hành hướng dẫn giáo dục lý luận chính trị năm 2018 đối với Trung tâm BDCT các huyện, thành phố; đồng thời hướng dẫn các trung tâm thiết lập các loại hồ sơ, sổ sách. Tham mưu, đề xuất cho Thường trực Tỉnh ủy việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận từ nay đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh theo nội dung Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 8/2/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng với các nội dung như: thực trạng hoạt động thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên địa bàn tỉnh từ  năm 1997 đến nay; quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới. Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 1997 đến nay; những thời cơ, thách thức và định hướng phát triển trong những năm tới. Thực trạng xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình trên địa bàn tỉnh thời gian qua; quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới nhằm đưa văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy phát triển toàn diện con người Bắc Giang. Tình hình, nguyên nhân những vấn đề bức xúc, xung đột xã hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua và xu thế trong thời gian tới. Thực trạng đảng viên và công tác quản lý đảng viên, phát triển đảng viên trong đảng bộ tỉnh từ năm 1997 đến nay; quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong những năm tới...

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu xây dựng  Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 23 - CT/TW, ngày 9/2/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới ở Đảng bộ tỉnh. Xây dựng Hướng dẫn Bồi dưỡng chính trị hè năm 2018 cho đội ngũ giảng viên, giáo viên hệ thống giáo dục và sinh hoạt chính trị đầu khóa của học sinh, sinh viên. Đặc biệt chỉ đạo các Trung tâm, các Đảng ủy có thí sinh được chọn đi dự Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi cấp khu vưc, toàn quốc năm 2018 tích cực chuẩn bị bài, ôn luyện giảng để chuẩn bị tham gia Hội thi đạt kết quả cao.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố đã tổ chức và duy trì 168 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 22.105 lượt học viên. Trong đó có  22 lớp Bồi dưỡng kết nạp Đảng, 11 lớp Bồi dưỡng đảng viên mới, 7 lớp đại học, 11 lớp Trung cấp lý luận - hành chính, 03 lớp Sơ cấp lý luận chính trị, 26 lớp Bồi dưỡng cập nhật kiến thức và 94 lớp bồi dưỡng khác.

Có được kết quả trên, trước hết Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã bám sát định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương, nhiệm vụ chính trị của địa phương chủ động tham mưu, chỉ đạo thực hiện với nhiều biện pháp phong phú, sáng tạo. Tiếp đến là Ban Tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc, Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố đã tích cực tham mưu, xây dựng, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức và triển khai thực hiện có hiệu quả , đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, một số trung tâm BDCT huyện, thành phố đã có nhiều cách làm sáng tạo, phong phú, đem lại hiệu quả như: Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Lạng Giang đã tổ chức tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị chuyên đề năm 2018: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên”tham mưu tổ chức 02 buổi Hội thảo, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy LLCT, đóng góp ý kiến vào bài giảng cho các đồng chí giảng viên, báo cáo viên; chủ động tham mưu với Ban Thường vụ Huyện ủy mở 10 lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ cho chi ủy, Bí thư chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở năm 2018. Trung tâm BDCT huyện Tân Yên: Tham mưu tổ chức lớp cập nhật kiến thức cho đảng viên thuộc đối tượng 5 ở các xã, thị trấn bằng học trực tuyến toàn Đảng bộ huyện với điểm cầu chính và 24 điểm cầu tại các xã, thị trấnTổ chức 01 lớp hoàn thiện chương trình sơ cấp LLCT cho 49 đ/c. Nâng cấp hiện đại hóa 01 hội trường đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất cho việc dạy và học. Trung tâm BDCT Thành phố, huyện Yên Dũng đã tích cực tổ chức xét cấp giấy xác nhận trình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trị cho các cán bộ có đủ điều kiện theo quy định... TTBDCT Thành phố đã hoàn thành việc soạn giảng giáo án điện tử 06 chương trình bồi dưỡng chuyên đề theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương; đưa “Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ công tác của các chức danh ở thôn, tổ dân phố” vào giảng dạy trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Trung tâm BDCT Hiệp Hòa: Tổ chức 03 buổisinh hoạt chuyên đề triển khại nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị năm 2018, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tại trung tâm, hội thảo đưa nội dung chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018, chương trình lịch sử địa phương vào giảng dạy tại trung tâm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giáo dục lý luận chính trị ở Đảng bộ tỉnh thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, như: Việc tuyên truyền, quán triệt và giáo dục cho cán bộ đảng viên ở một số Huyện ủy, Đảng ủy trực thuộc, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện về việc nhận diện 27 biểu hiện về suy thoáitư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ,gắn với thực hiện Công văn 624- CV/TU ngày 01/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt cấp ủy nhìn chung còn hình thức; việc mở lớp đào tạo chương trình sơ cấp lý luận chính trị còn gặp nhiều khó khăn. Việc thẩm định, xét công nhận trình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trị ở một số trung tâm còn lúng túng, chưa triển khai; công tác phối hợp với tuyên giáo các huyện, thành phố trong việc triển khai thực hiện cập nhật kiến thức mới cho cán bộ đảng viên ở một số đơn vị còn chậm; công tác tập huấn, tổ chức thao giảng, hội giảng, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các đơn vị còn chưa thường xuyên; việc tham mưu các đề tài, đề án, sáng kiến kinh nghiệm còn ít; một số đồng chí giảng viên, giảng viên kiêm chức chưa quan tâm đầu tư thời gian cho công tác nghiên cứu, đổi mới phương pháp nên chất lượng giảng dạy còn hạn chế, thiếu tính thuyết phục. Việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học viên, sinh viên có lúc, có việc còn chưa kịp thời.

Nguyên nhân của những hạn chế là do, một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị; vai trò tham mưu của cơ quan chuyên môn ở các cấp có lúc, có nơi thiếu nhạy bén, tính chủ động, tích cực chưa cao. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị chưa chặt chẽ, đồng bộ; Cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ hoạt động chuyên môn ở một số trung tâm bồi dưỡng chính trị chưa đáp ứng được so với yêu cầu của công tác giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay. Cơ chế, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giảng viên còn nhiều bất cập.

Để thực hiện tốt công tác giáo dục lý luận chính trị ở Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới và trước mắt là thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2018, các cấp ủy, Trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện cần tăng cường tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là, các cấp ủy Đảng cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo bồi dưỡng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên để nâng cao trình độ, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ đảng viên; thực hiện tốt yêu cầu, định hướng chiến lược cán bộ gắn với công tác quy hoạch, sử dụng, đánh giá cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu về kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tình hình mới.

Hai là, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền nâng cao chất lượng tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác giáo dục lý luận chính trị, ngoài việc bồi dưỡng theo chuyên đề cần trú trọng cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên; phải cải tiến cơ cấu chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục lý luận chính trị. Tăng cường tính thực tiễn và khả năng thực hành trong nội dung chương trình giáo dục lý luận chính trị.

Ba là, coi trọng việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị, đổi mới phương pháp giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực, trong quá trình giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cần biến quá trình đó thành quá trình tự đào tạo, để giúp cho học viên dễ nhớ, dễ tiếp thu đầy đủ, nắm vững nội dung bài, cần để học viên tự học, tự nghiên cứu, chuẩn bị đề cương thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên, tạo sự trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng giữa giảng viên và học viên, giúp cho học viên tiếp thu nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu các kiến thức đã học và vận dụng vào thực tiễn. 

 Bốn là, tham mưu giúp cấp ủy kiện toàn đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức đủ về số lượng, có tính ổn định, có năng lực về trình độ lý luận chính trị, có phương pháp sư phạm, có kinh nghiệm thực tiễn, nhiệt tình tâm huyết để đáp ứng yêu cầu đặt ra; thường xuyên nâng cao phẩm chất chính trị, t­ư tưởng, đạo đức cho đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức dạy lý luận chính trị. Hằng năm, rà soát, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức, đảm bảo 100% giảng viên Trường Chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện được bồi dưỡng và được cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm; tăng cường học tập trao đổi kinh nghiệm với những địa phương đơn vị làm tốt công tác giáo dục lý luận chính trị.        

Năm là, tăng cường tổ chức hội giảng cho giảng viên, giảng viên kiêm chức, qua đó chỉ ra những vấn đề chưa hợp lý, đóng góp bổ trợ khắc phục những hạn chế của giảng viên, quan tâm bồi dưỡng các đồng chí giảng viên trẻ, giảng viên mới để tạo các lớp giảng viên kế cận về sau.

Sáu là, phối hợp với các cấp ủy đảng, các ban ngành thực hiện tốt công tác chiêu sinh, lựa chọn các đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng đản bảo phù hợp với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ; tăng cường quản lý học viên đảm bảo việc đào tạo bồi dưỡng có hiệu quả, nề nếp. Từng b­ước đổi mới, hiện đại hóa về cơ sở vật chất Trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh./.

Dương Ngô Ninh - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang

 

 

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất