(TG)-Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản
lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và
chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học
2015-2016 đến năm học 2020-2021.
Theo đó, mức học phí mới tăng so với học phí cũ ở tất cả các bậc học. Cụ
thể, khung học phí đối với các chương trình giáo dục đại trà cấp học
mầm non và giáo dục phổ thông công lập năm học 2015-2016 được quy định
từ 60.000 đồng đến 300.000 đồng/tháng đối với khu vực thành thị; từ
30.000 đồng đến 120.000 đồng/tháng đối với khu vực nông thôn, từ 8.000
đồng đến 60.000 đồng/tháng đối với khu vực miền núi.
Từ năm học 2016-2017 trở đi, học phí được điều chỉnh theo chỉ số giá
tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo.
Căn cứ trên các quy định trên, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức
học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng trên địa bàn
mình.
Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập chất lượng cao chủ động
xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình ủy
ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Việc miễn, giảm học phí đối với người học tại cơ sở giáo dục mầm non,
phổ thông công lập chất lượng cao và ngoài công lập áp dụng theo quy
định miễn, giảm đối các cơ sở giáo dục đại trà của trường công lập trên
cùng địa bàn.
Đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, mức trần học phí đối với
các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo
dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư cụ thể
như sau:
Với ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản, học phí
từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018 là 1,75 triệu đồng/tháng; từ
năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020 là 1,85 triệu đồng/tháng; năm
học 2020-2021 là 2,05 triệu đồng/tháng.
Khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao,
nghệ thuật, khách sạn, du lịch, học phí từ năm học 2015-2016 đến năm học
2017-2018 là 2,05 triệu đồng/tháng; từ năm học 2018-2019 đến năm học
2019-2020 là 2,2 triệu đồng/tháng; năm học 2020-2021 là 2,4 triệu
đồng/tháng.
Khối ngành y dược có học phí cao nhất. Cụ thể, học phí từ năm học
2015-2016 đến năm học 2017-2018 là 4,4 triệu đồng/tháng; từ năm học
2018-2019 đến năm học 2019-2020 là 4,6 triệu đồng/tháng; năm học
2020-2021 là 5,05 triệu đồng/tháng.
Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại
học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo kinh phí chi
thường xuyên và chi đầu tư thấp hơn khá nhiều và tăng nhẹ qua từng năm
học.
Mức học phí cụ thể như sau:
(Nguồn: văn bản Chính phủ)
Với trình độ thạc sỹ, từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021, học
phí được xác định bằng mức trần học phí quy định với trình độ đại học
tương ứng nhân hệ số 1,5. Với trình độ tiến sỹ, hệ số xác định học phí
là 2,5 so với học phí đại học.
Đối với trình độ, mức thu học phí cụ thể như sau:
(Nguồn: văn bản Chính phủ)
(Nguồn: văn bản Chính phủ)
Với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xyên và đào
tạo kỹ năng được các cơ sở giáo dục chủ động tính toán và quy định mức
thu theo sự đồng thuận giữa người học và cơ sở giáo dục, bảo đảm tính
mcoong khai, minh bạch.
Nghị định cũng quy định mức thu học phí theo tín chỉ, mô-đun. Theo đó,
học phí của một tín chỉ, mô-đun sẽ bằng tổng học phí toàn khóa học chia
cho tổng số tín chỉ, mô-đun của toàn khoá.
Trong đó, tổng học phí toàn khoá được tính bằng mức thu học phí của một
học sinh, sinh viên trong một tháng nhân với 10 tháng và nhân với tổng
số năm học.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12./.
Theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP