Chủ Nhật, 29/9/2024
Giáo dục
Thứ Tư, 11/5/2011 8:12'(GMT+7)

Ban Tuyên giáo Trung ương khảo sát công tác giáo dục và đào tạo tại Tp Hà Nội

Đồng chí Phạm Văn Linh phát biểu tại buổi  làm việc

Đồng chí Phạm Văn Linh phát biểu tại buổi làm việc

Đoàn công tác đã nghe đồng chí Nguyễn Hữu Độ, Thành uỷ viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội báo cáo việc thực hiện Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương trong 5 năm qua. Quán triệt chủ trư­ơng của Đảng và Nhà n­­ước coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà giáo và CBQL giáo dục là lực l­ượng nòng cốt, có vai trò quan trọng để nâng cao chất l­ợng nguồn nhân lực. Sau khi Ban Bí thư­ Trung ư­ơng ban hành Chỉ thị 40, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tham m­ưu trình Thành uỷ, UBND Thành phố ban hành Chỉ thị 35 của Thành uỷ và Kế hoạch 79 của Thành phố về việc xây dựng và nâng cao chất l­ượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục Thủ đô giai đoạn 2006-2010. Đây là những văn bản hết sức quan trọng, là điều kiện giúp cho ngành GD&ĐT đánh giá đội ngũ của toàn ngành. Trên cơ sở đó, đề ra những mục tiêu, lộ trình cụ thể để từng bư­ớc xây dựng, bồi d­ưỡng và đào tạo đội ngũ, là động lực để thúc đẩy phong trào tự học, tự bồi d­ưỡng của cán bộ, giáo viên. Đây và lần đầu tiên ngành GD&ĐT Hà Nội tổ chức đ­ược các đoàn CBQL, giáo viên tham quan học tập kinh nghiệm về quản lý giáo dục và phương pháp giảng dạy của các nư­ớc tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, mở ra tầm nhìn mới cho CBQL, giáo viên trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay.

Sau 5 năm triển khai khai thực Chỉ thị 35 của Thành uỷ, Kế hoạch 79 của UBND Thành phố, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục của Hà Nội hiện nay đã được tăng cường, có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hầu hết các nhà giáo Thủ đô đều tận tuỵ với nghề, gắn bó với mái trường và hết lòng vì học sinh. Nhiều CBQL và giáo viên có trình độ và năng lực tốt, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lối sống. Tỷ lệ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo cao, cơ cấu giáo viên được đảm bảo, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đội ngũ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô và đất nước.

Tuy nhiên sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, bên cạnh những thành tựu đã đạt được giáo dục Hà Nội đã đã bộc lộ một số vấn đề cần khắc phục. Đó là:

- Hà Nội có tỷ lệ CBQL, giáo viên đạt và trên chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ cao (về bằng cấp), nhưng trên thực tế vẫn vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên còn có hạn chế về năng lực quản lý, về phương pháp dạy học do tuổi cao, sức khoẻ yếu hoặc chưa có ý thức vươn lên trong thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Đội ngũ giáo viên chưa thật đồng bộ về cơ cấu (cấp THCS). Trình độ đội ngũ CBQL và giáo viên chưa đồng đều giữa các quận huyện; nhiều trường còn thiếu giáo viên, đặc biệt là các trường ở miền núi và vùng giữa sông (thuộc Hà Tây cũ).

- Trình độ Ngoại ngữ, Tin học của nhiều CBQL và giáo viên còn hạn chế, đây là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy.

Ngành Giáo dục Hà Nội nêu lên phương hướng kế hoạch giai đoạn 2011-2015

Tiếp tục thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra trong kế hoạch của UBND Thành phố, ngành GD&ĐT Hà Nội cần xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQl giáo dục giaia đoạn 2011-2015, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ sau : Nghiêm túc triển khai và thực hiện có hiệu quẩ Nghị quyết số 20/NQ-TU của Thường vụ Thành ủy ; Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp bồi dưỡng theo hướng thiết thực, hiệu quả, bám sát thực tiễn, đồn thời đổi mới phương thức quản lý đào tạo bồi dưỡng phù hợp với mục tiêu phương hướng ngành đề ra ;Nâng tỷ lệ trên chuẩn CBQL và giáo viên, phấn đấu đến năm 2015 Hà Nội có tỷ lệ CBQL và giáo viên có trình độ trên chuẩn ; Cử giáo viên đi đào tạo ở nước ngoài để xây dựng đội ngũ giáo viên làm nòng cốt trong việc dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài trong các trường chất lượng cao và các trường chuên ; Thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, xây dựng nội bộ đoàn kết, nâng cao phẩm chất chính trị và sức chiến đấu của tổ chức Đảng ; Tăng ngân sách đầu tư cho công tác ĐTBD, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa công tác ĐTBD nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục ; Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý và giảng dạy theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phù hợp với hực tế ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế.

Để giúp ngành hoàn thành tốt việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội nên lên một số kiến nghị, đề xuất:

Đối với giáo viên MN, TH, THCS khi trúng tuyển vào ngành nếu có bằng cấp cao hơn quy định của bậc học thì được xếp vào bậc 2, bậc 3 cùng ngạch; Tổ chức thi chuyển ngạch đối với CBQL và giáo viên các cấp học khi có bằng cấp cao hơn quy định ; Phân cấp quản lý giáo dục cho ngành theo quy định trong nội dung Nghị định 115 của Chính phủ theo tinh thần gắn trách nhiệm với quyền lợi, tránh tình trạng 1 đơn vị có nhiều cấp, ngành quản lý.

Kết thúc buổi làm việc đồng chí Phạm Văn Linh yêu cầu Ngành Giáo dục Hà Nội phát huy tốt hơn nữa việc thực hiện Chỉ thị 40/CT-TW để việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô trong thời gian tới bởi Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước.

Đoàn đã đi khảo sát một số trường trong hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội./.

Duy Hưng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất