Chủ Nhật, 29/9/2024
Giáo dục
Thứ Tư, 4/5/2011 7:49'(GMT+7)

ADB: Cho vay 190 triệu đô la Mỹ hỗ trợ Việt Nam xây dựng đại học bậc cao

Mô hình Trường ĐH Khoa học - Công nghệ Hà Nội.

Mô hình Trường ĐH Khoa học - Công nghệ Hà Nội.

 Đây sẽ là mô hình đại học mới giúp Việt Nam - một trong những nền kinh tế năng động nhất khu vực - giữ vững đà phát triển, tiến tới một nước công nghiệp hóa hoàn thiện.

Theo đó, ADB đã thông qua một khoản vay trị giá 190 triệu đô la Mỹ xây dựng Trường Đại học Khoa học – Công nghệ Hà Nội, theo mô hình bậc cao, hỗ trợ công tác nghiên cứu, cải cách công nghệ kỹ thuật và phát triển trình độ chuyên môn. Chính phủ Pháp sẽ hỗ trợ bổ sung với chương trình tài trợ này của ADB thông qua một khoảng hỗ trợ trị giá 100 triệu euro trong vòng hơn 10 năm nhằm phát triển trường đại học này. Phần vốn đối ứng từ phía Chính phủ Việt Nam là 23 triệu đô la Mỹ.

Dự này của ADB được kết hợp từ 2 nguồn vốn: 170 triệu đô la Mỹ từ nguồn vốn vay thông thường (OCR), và $20 triệu đô la Mỹ từ Quỹ Phát triển Châu Á (ADF). Khoản vay từ nguồn vốn OCR có thời hạn là 26 năm, trong đó có 6 năm ân hạn, với mức lãi suất như quy định trong cơ chế cho vay LIBOR. Khoản hỗ trợ từ nguồn vốn ADF có thời hạn là 32 năm, với 8 năm ân hạn và có mức lãi suất 2,02%.

Bên cạnh việc hỗ trợ về cơ sở vật chất phục vụ cho 5000 sinh viên theo dự kiến, dự án sẽ thiết lập các hệ thống quản lý và quản trị điều hành hiện đại cũng như hỗ trợ năng cao năng lực cho các cán bộ cấp cao. Dự án cũng thiết lập các trung tâm nhằm thúc đẩy các chương trình và công trình nghiên cứu chất lượng cao, và giúp kết nối những nhóm công nghiệp này với khu vực tư nhân. Những chương trình này sẽ là hình mẫu cho các trường đại học khác trong tương lai.

Chuyên gia cao cấp về giáo dục tại khu vực Đông Nam Á của ADB, ông Norman LaRocque cho rằng, mô hình đại học này sẽ hỗ trợ cho những hoạt động nghiên cứu và giảng dạy KHCN, đổi mới trình độ kỹ thuật trong ngành công nghiệp, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về lực lượng lao động có kỹ năng mà hiện nay hệ thống giáo dục bậc cao ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được, qua đó đóng vai trò ngày càng to lớn trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của Việt Nam. Ông LaRocque cũng khẳng định, mô hình mới cũng sẽ mang lại chính sách cải thiện cho những lĩnh vực quản trị điều hành, tài chính và kiểm định chất lượng của các trường đại học, những cơ chế này có thể được nhân rộng trên toàn quốc. Trong 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á với tỉ lệ tăng trưởng trung bình hơn 7% trong giai đoạn 1990 – 2010; tỉ lệ nghèo đã giảm đáng kể. Việt Nam hiện là quốc gia có mức thu nhập trung bình và đang tiến tới một quốc gia công nghiệp vào năm 2020. 

    Thu Hiền                  (Nguồn: ADB tại VN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất