Thứ Sáu, 29/11/2024
Sức khỏe
Thứ Năm, 2/6/2011 21:33'(GMT+7)

Báo động chín loài cây thông dụng chứa độc tố nguy hiểm

 1. Cây trạng nguyên (Euphorbia pulcherrima)

 

Cây trạng nguyên được trồng nhiều ở nước ta
Cây trạng nguyên được trồng nhiều ở nước ta

 

Cây trạng nguyên là cây trồng bản địa của rừng nhiệt đới Mexico, được sử dụng như một biểu tượng của Giáng sinh do lá màu đỏ và xanh kết hợp trông đẹp mắt. Tuy nhiên nếu ta ăn phải lá này thì sẽ gây nôn mửa, tiêu chảy, chàm da, nếu tiếp xúc với mắt sẽ gây mù lòa. Đặc biệt là đối với trẻ em mức độ ảnh hưởng của độc tố càng lớn.

 

2. Cây Thường xuân (Hedera helix)

 

Cây thường xuân là dạng cây leo, dễ trồng, dễ mọc ở nhiều nơi
Cây thường xuân là dạng cây leo, dễ trồng, dễ mọc ở nhiều nơi

 

Đây là một dạng cây leo rất dễ trồng. Nếu nhỡ may ăn phải lá cây Thường xuân thì có thể bị mê sảng, co giật, ảo giác, sốt hoặc bị thần kinh tạm thời. Nếu bị tiếp xúc với da thì gây kích ứng da, mẩn ngứa, mụn nước, phát ban… Tốt nhất là bạn nên để ý xung quanh nhà bạn có loại cây này không và nhắc nhở người thân ngay từ bây giờ.
 
 
3. Hoa Loa kèn (Lilium longiflorum)
 
 
Một loài hoa có mùi thơm đặc trưng, ít ai nghĩ nó có độc tố
Một loài hoa có mùi thơm đặc trưng, ít ai nghĩ nó có độc tố

Đây là loài hoa rất phổ biến trên thế giới. Hoa có hình loa kèn, thơm và có màu trắng tinh khiết. Tuy nhiên trong thân cây và bầu hoa của chúng có chứa độc tố. Người ăn phải chất nhựa này đều có thế bị các triệu chứng ngộ độc như đau bụng, tiết nước bọt, run rẩy, buồn nôn, tiêu chảy.
 
4. Cây Phi Yến (Delphinium spp)
 
Hoa có nhiều màu sắc: tím, xanh, đỏ, vàng hoặc trắng
Hoa có nhiều màu sắc: tím, xanh, đỏ, vàng hoặc trắng

Loài cây này thường được tìm thấy trên núi. Hoa mọc thành chùm dài, có thể là màu tím, xanh, đỏ , vàng hoặc trắng. Và chúng đều rất độc đối với con người, đặc biệt là gia súc. Hoa nở nhiều vào mùa hè, do đó một số trang trại không thả gia súc vào thời gian này. Khi trời chuyển sang thu thì độc tính của cây giảm xuống thấp nhất. Các triệu chứng ngộ độc như nổi nốt sần ở môi, tê cổ họng, nôn mửa dữ dội, tiêu chảy, cơ bắp suy yếu, co thắt lồng ngực, hệ hô hấp bị tê liệt, co giật và thường dẫn đến tử vong. Mặc dù hoa của loài Phi Yến rất đẹp nhưng tốt nhất là không nên trồng chúng trong vườn.
 
5. Cây lô hội (Aloe Vera)
 
Lá cây được dùng nhiều trong sản xuất mĩ phẩm
Lá cây được dùng nhiều trong sản xuất mĩ phẩm

Đây là loài cây mọng nước, có gai dài, hoa màu vàng. Từ xa xưa nó đã được dùng để trị bỏng. Nhưng gần đây các công ty mỹ phẩm đã khai thác triệt để công dụng của loài cây này để tạo ra các sản phẩm như kem dưỡng da, xà phòng, khăn giấy, kem chống nắng, kem cạo râu, dầu gội. Thậm chí có thể chế biến lô hội thành nhiều món ăn hấp dẫn như chè, lô hội muối… Tuy nhiên ít ai biết rằng bên trong lá có chứa chất độc. Nếu ăn một lượng lớn nó sẽ gây chuột rút, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, nước tiểu màu đỏ (không phải do máu).
 
 
 6. Cây đỗ quyên (Rhododendron spp)
 
Với màu sắc rực rỡ, loài hoa này dễ đánh lừa con người và động vật
Với màu sắc rực rỡ, loài hoa này dễ đánh lừa con người và động vật

Đỗ quyên là một cây trồng rất phổ biến, lá màu xanh, hoa rực rỡ với nhiều màu sắc trắng, đỏ, vàng, tím, xanh. Tất cả các bộ phận của cây đỗ quyên đều có độc tính cao, có thể gây tử vong nếu ăn phải. Triệu chứng ngộ độc là buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, tê liệt toàn bộ chân tay, hôn mê, mất hết sức lực dẫn đến tử vong.
 
 
7. Cây trúc đào (Nerium oleander)
 
Nhựa cây có chứa nhiều độc tố
Nhựa cây có chứa nhiều độc tố
Nhiều người biết đến hoa trúc đào với những bông hoa nhiều màu sắc, rực rỡ. Tuy nhiên ít ai biết rằng nếu trẻ sơ sinh tiếp xúc nhiều giờ liền với loại hoa này sẽ dẫn đến tử vong, thậm chí độc tố của nó còn giữ nguyên vẹn sau khi đã bị khô. Nếu người lớn hay trẻ nhỏ ăn phải cánh hoa thì ngay lập tức sẽ bị buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ, máu lưu thông kém, các chi co giật, giãn đồng tử, đi ngoài ra máu, hôn mê, chậm nhịp tim và nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ bị tử vong.
 
8. Cây cà độc dược (Datura Stramonium)
 
Những người bị nhiễm độc hầu hết đều bị tử vong nếu không được rửa ruột
Những người bị nhiễm độc hầu hết đều bị tử vong nếu không được rửa ruột
Đây là một loại cây trồng rất phổ biến. Những nơi nào cằn cỗi, ít loài thực vật sinh sống thì cà độc dược vẫn phát triển um tùm. Hoa của nó có màu trắng, hồng hoặc tím. Quả có nhiều gai sắc nhọn. Ở Bắc Mỹ và Nam Á đã có nhiều giai thoại gắn liền với loài cây này về độc tố của nó. Trong một cuộc chiến chống lại quân phiến loạn ở Anh, binh sĩ Anh đã dùng loại chất độc trong quả và thân của loài cây này để đầu độc kẻ thù. Nó gây ảo giác mạnh dẫn đến điên loạn, cười nhiều, nói nhiều, thích cởi hết quần áo, sợ ánh sáng, khó phát âm và mất trí nhớ. Những người bị nhiễm độc hầu hết đều bị tử vong nếu không được rửa ruột.
9. Hoa đuôi chồn (Digitalis purpurea)
 
Cánh hoa mỏng mảnh, mượt mà nhưng tiềm ẩn độc tố gây chết người
Cánh hoa mỏng mảnh, mượt mà nhưng tiềm ẩn độc tố gây chết người
Loài hoa này có rất nhiều màu, cánh hoa mỏng mảnh và rất mượt mà. Nhưng tiềm ẩn trong chúng là những độc tố gây chết người. Tùy theo mức độ tiếp xúc của mà người hay động vật sẽ bị những triệu chứng như động kinh, toàn thân co giật, nôn mửa, tiêu chảy, ảo giác, đau đầu dữ dội, rối loạn não bộ.



Theo Bee.net/ Listverse
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất