Thứ Bảy, 21/12/2024
Văn hóa
Thứ Sáu, 17/3/2017 20:40'(GMT+7)

Bảo tàng Hà Nội đón nhận mô hình cổng làng Mông Phụ của Giáo sư Ejima Akiyoshi trao tặng

Lễ ký kết bàn giao mô hình cổng làng Mông Phụ của Giáo sư Ejima Akiyoshi trao tặng cho Bảo tàng Hà Nội. (Ảnh DP)

Lễ ký kết bàn giao mô hình cổng làng Mông Phụ của Giáo sư Ejima Akiyoshi trao tặng cho Bảo tàng Hà Nội. (Ảnh DP)

Được sự đồng ý của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, sự giúp đỡ của Hội khoa học lịch sử Việt Nam, chiều ngày 16/3/2017 tại Bảo tàng Hà Nội tổ chức lễ đón nhận mô hình cổng làng Mông Phụ do Giáo sư, kiến trúc sư Ejima Akiyoshi (Nhật Bản) trao tặng. Tới dự có đồng chí Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội, GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đồng chí Nguyễn Tiến Đà, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội.

Giáo sư, kiến trúc sưEjima Akiyoshi là người đã từng tham gia nghiên cứu và trùng tu một số công trình kiến trú cở phố cổ Hội An, nhà cổ ở Bắc Ninh và làng cổ Đường Lâm (Hà Nội). Từ năm 1996 đến nay, GS. Ejima hợp tác với trường Đại học Nữ Showa tham gia các dự án và hướng dẫn tu bổ khu phố cổ Hội An, tu bổ nhà ở dân gian tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 2007 đến năm 2012, GS. Ejima là chuyên gia cao cấp hướng dẫn tu bổ nhà cổ ở làng cổ Đường Lâm.

Trong số 5 di tích của làng cổ Đường Lâm được UNESCO trao giải thưởng danh dự về bảo tồn di sản văn hóa năm 2013, đáng chú ý có có di tích cổng làng Mông Phụ. Đây là một trong những cổng làng cổ nhất Việt Nam. Cổng làng Mông Phụ được xây dựng từ thời Hậu Lê năm 1553 - thời vua Lê Thần Tông. Cổng làng Mông Phụ mang những nét kiến trúc độc đáo. Cổng làng Mông Phụ đã có những dấu hiệu bị hư hại và được tu bổ năm 2008 trong dự án hợp tác Việt- Nhật. Trên cơ sở các số liệu đo đạc rất công phu, GS đã phục dựng lại mô hình cổng làng Mông Phụ theo tỉ lệ 1/10 bằng loại gỗ quý bách hội của Nhật Bản và gỗ ramin (Đông Nam Á) làm cột tròn. Mô hình được phục dựng với kích thước rộng 90, sâu 60, cao 63, bằng 1/10 so với kích thước thật, các cấu kiện rất chi tiết và có thể tháo ra, lắp vào phục vụ tập huấn tu bổ, giảng dạy.

 
 Mô hình phục dựng cổng làng Mông Phụ- làng cổ Đường Lâm- Thị xã Sơn Tây

Hơn 10 năm qua, trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng cổ Đường Lâm, làng cổ Đường Lâm luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ Việt Nam và sự hợp tác giúp đỡ của chính phủ Nhật Bản. Cụ thể, đã có 17 công trình di tích và nhà cổ đã được tu bổ và sửa chữa. Thành quả nổi bật nhất của dựán là bảo tồn thành công 5 công trình có giá trị lớn về kiến trúc và văn hóa lịch sử của làng cổ Đường Lâm: Cổng làng Mông Phụ, Chùa Ón, nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh, nhà cổ của ông Nguyễn Văn Hùng và của ông Hà Văn Vĩnh. Các công trình kiến trúc này đã bị hư hại nghiêm trọng, thậm chí là có nguy cơ đổ sập. Theo đánh giá của UNESCO và chuyên gia Nhật Bản, dự án bảo tồn nhà cổ Đường Lâm thực sự trở thành mô hình mẫu cho nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa tại các vùng nông thôn khác ở Việt Nam trong tương lai.

Trong quá trình bảo tồn di sản văn hóa làng cổ Đường Lâm, đã có nhiều tổ chức, đơn vị quan tâm đến giá trị văn hóa của làng cổ độc đáo này. Trong đó, làng cổ Đường Lâm luôn nhận được sự quan tâm đầu tư, hợp tác của chính phủ Nhật Bản và đại diện là Cục Tài sản Văn hóa Nhật Bản, tổ chức JICA Nhật Bản và Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa.

Việc tiếp nhận mô hình cổng làng Mông Phụ do GS.KTS Ejima Akiyoshi trao tặng cho Bảo tàng Hà Nội bảo quản, lưu giữ và phát huy nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa Làng cổ Đường Lâm trong đó có di tích cổng làng Mông Phụ. Đồng thời tăng cường nhận thức, vai trò và trách nhiệm của người dân Thủ đô, đặc biệt là thế hệ trẻ trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Hoạt động này nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị cũng như sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản./.

Pv

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất