Vấn nạn cố tình cắt ghép có chủ đích, cắt ghép ác ý các phát biểu của những nhân vật có uy tín trong xã hội đã tồn tại từ rất lâu rồi. Nạn nhân của nó ở tất cả các giới, từ chính trị gia cho tới doanh nhân, từ văn nghệ sỹ nổi tiếng cho tới các học giả, trí thức...
Văn học, nghệ thuật là một trong những lĩnh vực mà các thế lực thù địch, phản động cùng những phần tử cơ hội thường xuyên lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta. Vì thế, nhận diện và tăng cường đấu tranh với quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực nhạy cảm này là vấn đề quan trọng, cấp thiết hiện nay.
Thời gian vừa qua, một số cá nhân, tổ chức quốc tế đã phát tán trên nhiều trang mạng các bài viết rêu rao rằng, ở Việt Nam không có tự do thông tin, tự do internet, chính quyền Việt Nam dùng nhiều biện pháp, trong đó có ban hành văn bản pháp luật để kiểm duyệt việc truy cập internet, đàn áp, bắt giữ các blogger… Đó là những luận điệu xuyên tạc “cũ rích” về tình hình tự do thông tin, tự do internet ở Việt Nam.
Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV (từ ngày 21-5 đến 15-6-2018) đã thảo luận và quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Tại kỳ họp này, công tác xây dựng pháp luật chiếm tới 2/3 thời gian. Kết thúc kỳ họp, Quốc hội đã thông qua 8 dự án luật, trong đó có Luật An ninh mạng.
(TG) - Hiện nay, môi trường mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã, đang và sẽ tập trung sử dụng internet, không gian mạng, chủ yếu là mạng xã hội để chống phá cách mạng nước ta, do vậy, việc phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong tình hình mới cần nhận diện và lưu ý một số vấn đề.
(TG) - Mô hình này mang tính lịch sử, xã hội và sự vận dụng còn phụ thuộc vào truyền thống văn hóa, điều kiện lịch sử, quan hệ cũng như tương quan lực lượng giữa các giai cấp và trong từng giai cấp trong xã hội. Cho nên, chưa nên và không nên vận dụng vào Việt Nam hiện nay
Sau vụ gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 10-6-2018 tại huyện Tuy Phong (Bình Thuận), Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuy Phong đã khởi tố bị can đối với một số cá nhân, trong đó có Nguyễn Minh Kha, sinh năm 2000, trú quán thị trấn Phan Rí Cửa, là một đối tượng hung hăng phá hoại trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận, ném đá và đốt xe cảnh sát, đập phá cơ sở phòng cháy, chữa cháy...
Một “vùng trống” để kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi dụng, kích động trong các vụ tụ tập, tuần hành, gây rối thời gian vừa qua chính là một bộ phận cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) chưa nêu cao trách nhiệm học tập, nghiên cứu, nắm vững pháp luật, nên công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chưa hiệu quả.
Sau khi kích động tụ tập, tuần hành, gây rối hòng tạo ra các đợt “biểu tình toàn quốc kéo dài”, điểm nóng bạo loạn bị thất bại, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng hai vấn đề Luật An ninh mạng và xây dựng dự luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt để thực hiện các chiêu trò nham hiểm. Cùng với sự tỉnh táo, rút kinh nghiệm đấu tranh vừa qua, chúng ta cần chủ động, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân, không để những “bàn tay đen” tiếp tục ném đá giấu tay.
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) là một bộ phận quan trọng cấu thành toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Không phải đến bây giờ mà cuộc đấu tranh PCTN đã được tiến hành ở Việt Nam kể từ khi Đảng ta ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam năm 1930 cho đến nay...
(TG) -Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt hướng tới một mục đích cuối cùng là làm sụp đổ chế độ XHCN, làm tan rã các Đảng Cộng sản, thiết lập chế độ đa nguyên, đa đảng. Trong quá trình này, “xã hội dân sự” được họ sử dụng như một công cụ quan trọng. Thực tiễn sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô trước đây là diễn ra theo kịch bản này.
Không ai có thể phủ nhận những lợi ích mà internet đã mang lại cho xã hội cũng như mọi người dân trên thế giới. Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích không lành mạnh của một số người mà ngày nay, tính ưu việt, sự phát triển của internet đã bị lợi dụng, dẫn tới sự gia tăng các cuộc tiến công trên mạng có quy mô ngày càng phức tạp, đồng thời internet bị biến thành phương tiện gây bất ổn xã hội, làm tha hóa con người, tác động tiêu cực đến các quốc gia… An ninh mạng trở thành một vấn đề cấp bách toàn cầu, và thực tế này đang đòi hỏi mỗi quốc gia triển khai các biện pháp thiết thực, hiệu quả để bảo đảm an ninh mạng.
Tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV, sau nhiều phiên thảo luận cặn kẽ, thẳng thắn, công khai, trong đó có tiếp thu nhiều ý kiến trực tiếp và gián tiếp của cử tri cả nước, ngày 12-6-2018, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng với tỷ lệ cao (86,86% đại biểu Quốc hội tán thành).