Quân đội và công an là lực lượng vũ trang (LLVT) cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, luôn đoàn kết và gắn bó, giúp đỡ nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Sự đoàn kết, phối hợp giữa Công an nhân dân (CAND) và Quân đội nhân dân (QĐND) đã trở thành truyền thống, là yêu cầu khách quan, cội nguồn sức mạnh bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội (TTATXH). Thế nhưng mấy năm gần đây, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm mọi cách chia rẽ, phá hoại tình cảm, mối quan hệ khăng khít đó.
Mục tiêu không bao giờ thay đổi của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục đích ấy, chúng áp dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn, trong đó có việc thúc đẩy "tự diễn biến", “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.
Cả nước bước vào năm 2018 với tâm thế tự tin và phấn khởi trước những thành tựu đạt được trong năm 2017 và đón chào ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Song, như thường lệ, cứ vào dịp này, các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị lại gióng lên hồi chuông hùa nhau chống phá Đảng ta một cách trơ trẽn, lố bịch. Một trong những luận điệu cũ rích mà họ đưa ra là: “Đảng đặt lợi ích giai cấp lên trên lợi ích dân tộc”.
Có nhiều bạn đọc thắc mắc hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có ảnh hưởng thế nào tới vai trò quản lý của Nhà nước đối với xã hội, thậm chí có người còn ngây thơ cho rằng: “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không ảnh hưởng gì đến vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước”.
Gần đây, xuất hiện tình trạng đại diện của một số chính phủ, quốc hội, tổ chức quốc tế lên tiếng bênh vực một số cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, khoác cho những cá nhân này nhãn hiệu là “tù nhân lương tâm, nhà hoạt động môi trường, đấu tranh nhân quyền”. Sự bất thường này can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam, cho thấy, nếu không tiếp cận vấn đề một cách khách quan, chính xác, tất yếu sẽ dẫn đến những đánh giá sai lầm, thiếu đúng đắn, công bằng.
Ban Bí thư vừa ban hành Thông báo kết luận tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20-7-2010 của Ban Bí thư khóa X về công tác nhân quyền trong tình hình mới. Kết luận đã khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do báo chí và sẽ tiếp tục phát triển, phát huy những thành tựu đó. Hiện thực đó đã bác bỏ những quan điểm lệch lạc, xuyên tạc công tác nhân quyền của Việt Nam nói chung, quyền tự do báo chí nói riêng.
(TG) - Năm 2017 là năm siết chặt kỷ luật Đảng, cũng là năm có số lượng cán bộ lãnh đạo cấp cao bị thi hành kỷ luật nhiều nhất từ trước đến nay.
Sâu sát cơ sở, tích cực kiểm tra, đôn đốc, nắm chắc tình hình để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời những nảy sinh trong nhân dân, đó là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng ta; là phương pháp, tác phong công tác không thể thiếu của cán bộ, đảng viên. Biết là vậy nhưng không phải tổ chức đảng nào, cán bộ, đảng viên nào cũng ý thức rõ và thực hiện tốt công việc ý nghĩa này.
50 năm qua, rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu và cả những người trong cuộc đã chứng minh, khẳng định sự việc “thảm sát ở Huế năm 1968” là sản phẩm của sự dối trá, bịp bợm. Đáng chú ý, trong cuốn Kinh tế chính trị về nhân quyền Tập I, hai Giáo sư A.N Chomski (A.N Chôm-sky) và E.Herman (E.Héc-man) đã dành phần Thảm sát tại Huế năm 1968 để phân tích, chỉ rõ sự thật về sự kiện ngụy tạo nêu trên đã được cố tình dựng lên như thế nào. Báo Nhân Dân xin trích đăng nội dung này.
Tòa án nhân dân tỉnh An Giang vừa khép lại phiên tòa sơ thẩm xét xử nhóm đối tượng do Vương Văn Thả, sinh năm 1969, trú tại ấp Vĩnh Linh, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang cầm đầu về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự, sửa đổi, bổ sung 2009. Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu như không có chuyện một vài trang mạng ở nước ngoài đã đưa ra những cái nhìn hẹp hòi, thiển cận, xuyên tạc bản chất vụ án.
Những kỷ niệm sâu sắc, hào hùng trong giai đoạn lịch sử trọng đại của dân tộc được cán bộ, nhân viên ngoại giao từng tham gia phục vụ Hội nghị Paris, tham gia đoàn đàm phán Hiệp định Paris chia sẻ trong buổi gặp mặt ngày 25-1 vừa qua tại Hà Nội đều chỉ rõ, kinh nghiệm quý báu là phải đánh giá được sức mạnh, tương quan lực lượng trên chiến trường và tình hình quốc tế; tận dụng thời cơ và có sách lược khôn khéo để tối đa hóa lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ trong ngoại giao…
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký cách đây 45 năm (27-1-1973) là kết quả của cuộc đàm phán với thời gian gần 5 năm.
Văn nghệ sĩ xưa nay vẫn được người đời trân trọng, tôn vinh bởi tài năng, trí tuệ của họ thường đầy đặn, sung mãn hơn công chúng. Những giá trị văn hóa, nghệ thuật, tinh thần… mà đội ngũ văn nghệ sĩ mang lại cho đất nước, cho nhân dân luôn được đón nhận nhiệt thành và là một trong những đòn bẩy, động lực thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ, văn minh.
Ngày nay, “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai” đang là phương châm có tính chỉ đạo để Việt Nam và Mỹ xây dựng quan hệ đối tác toàn diện phát triển sâu rộng, hiệu quả. Đáng tiếc là trong bối cảnh đó, vẫn có người “khơi lại quá khứ” để biện hộ cho thất bại, hạ thấp sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam.
Có thể nói, biểu hiện không thành khẩn nhận khuyết điểm và không tự giác nhận kỷ luật đã tồn tại từ lâu trong quá trình xây dựng, phát triển và lãnh đạo của Đảng ta. Tuy nhiên, những năm gần đây biểu hiện này ngày càng rõ nét và hậu quả mà nó gây ra không chỉ với mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự trong sạch, vững mạnh của Đảng.