Cùng với sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ của đất nước, thế hệ trẻ Việt Nam không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về nhiều mặt. Tuy nhiên, trước sự biến động phức tạp của thời cuộc cũng như ảnh hưởng mặt trái của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, một bộ phận giới trẻ đang dần xa rời những giá trị truyền thống của dân tộc, dễ bị “mất gốc” và từ đó sa đà, lún sâu vào những suy nghĩ, hành vi sai trái, lệch lạc.
Bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thời gian qua, các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng bảo đảm và cải thiện các quyền cơ bản của người dân đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Giản dị trong lối sống không chỉ là một đặc trưng làm nên nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, mà còn là một giá trị đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, những năm gần đây, do thiếu tu dưỡng, rèn luyện, một bộ phận cán bộ, đảng viên đang tự mình đánh mất tính giản dị vốn là phẩm chất tốt đẹp của người cộng sản.
Thời gian qua, hiện tượng một số cá nhân với danh nghĩa tự do sáng tạo, tự do biểu đạt mà có biểu hiện xúc phạm tôn giáo, tín ngưỡng hay phân biệt vùng miền, sắc tộc,… có biểu hiện ngày một nhiều hơn. Trên thực tế, hiện tượng này không chỉ gây bức xúc trong dư luận, mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây mâu thuẫn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Chống phá Quân đội là âm mưu xuyên suốt trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Gần đây, mưu đồ này được chúng thực hiện một cách ráo riết và trực diện hơn, với những thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt. Chúng ta cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác và chủ động đấu tranh.
An ninh mạng thực sự đã trở thành một cuộc chiến bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc. Cuộc chiến này đòi hỏi mỗi công dân sử dụng internet phải trở thành người lính chuyên nghiệp để phòng, chống hữu hiệu các cuộc tấn công. Nói một cách hình ảnh, khi internet đã trở nên thông dụng với mọi người, mọi nhà thì mỗi công dân đều giữ trong tay một "chìa khóa" an ninh quốc gia. Vì vậy, cần phải phổ cập những phương thức cơ bản về bảo đảm an ninh mạng đến mọi công dân...
“Báo cáo không trung thực” là biểu hiện cụ thể của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cùng các hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã nhận diện rất rõ tệ nạn này và điểm mặt, chỉ tên như “giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm”, “kê khai tài sản không trung thực”, “mắc bệnh thành tích”, “chạy thành tích”, "chạy danh hiệu”, “quan liêu, xa rời quần chúng”... Nếu xem nhẹ những biểu hiện trên sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
“Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” về tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên là một vấn đề hệ trọng, liên quan đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để nhận diện và phòng, chống thì việc tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những giải pháp cơ bản giúp khắc phục vấn đề trên trong thực tiễn là cần thiết.
Tình trạng lợi dụng dân chủ đưa tin sai sự thật, gây mất niềm tin trong nhân dân đang có những diễn biến phức tạp. Ngày 23-10-2017, Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV khẳng định: “Ðấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dân chủ, đưa tin bịa đặt, sai sự thật, kích động, gây bất ổn xã hội” là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhằm làm tốt hơn nữa công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.
Gần đây, các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục bắt giữ, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật, trong đó một số đối tượng là giáo dân. Đã thành thói quen, các thế lực thù địch, phần tử phản động lưu vong lại lợi dụng sự việc này để thông qua một số phương tiện truyền thông ở nước ngoài tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam. Họ vu cáo rằng Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, vi phạm tự do tôn giáo.
Có thể so sánh như vậy khi nói về những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt đề cập đến vai trò tạo ra thành công to lớn tại APEC 2017 của nước chủ nhà Việt Nam. Những luận điệu lạc lõng ấy muốn nhân sự kiện quốc tế lớn này để đốt lên ngọn khói xuyên tạc về câu chuyện dân chủ, nhân quyền, hạ thấp vai trò của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong lãnh đạo phát triển đất nước. Nhưng sự thật về một kỳ APEC rất thành công khiến âm mưu ấy bị thất bại.
(TG) - Thấm nhuần quan điểm chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo và phép biện chứng duy vật, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn vận dụng, phát triển sáng tạo những bài học, kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga và những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam.
Trong những năm qua và thời gian tới, mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận không hề thay đổi.
Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông, đặc biệt là internet ngày càng trở thành phương tiện hữu ích đối với đời sống con người. Không chỉ góp phần bảo đảm tốt hơn quyền tự do ngôn luận, các phương tiện truyền thông hiện đại nói chung, internet nói riêng còn giúp các quốc gia trên thế giới thêm hiểu và ngày càng xích lại gần nhau hơn.
Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số cùng với đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay là những vấn đề lý luận - thực tiễn vừa cơ bản, vừa cấp bách, cần được nhận thức thấu đáo và tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện, kiên trì. Đây là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp phát triển toàn diện các dân tộc, bảo vệ và phát triển các quyền con người chân chính, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân ở vùng dân tộc thiểu số.