Thứ Ba, 24/9/2024
Môi trường
Thứ Sáu, 29/7/2011 10:52'(GMT+7)

Biến đổi khí hậu làm gia tăng các chất thải độc hại lên Bắc Cực

Công ước Stockholm có hiệu lực năm 2004 và được sửa đổi năm 2009 nhằm giảm dần và loại bỏ 21 trong số các chất thải ô nhiễm do chúng có thể gây ra các bệnh ung thư và dị tật bẩm sinh. Các chất đó gồm PCB, HCB, DDT hay Chlordane. Đến nay, các giải pháp giảm thiểu việc sản xuất và sử dụng các chất độc hại trên đã phát huy tác dụng: các chất độc trên có trong không khí tại Bắc Cực đã giảm đáng kể trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu trái đất đang đảo ngược xu hướng trên. Theo một nghiên cứu do các chuyên gia Canada và Na Uy thực hiện được công bố trên tạp chí Nature ngày 24/7, các POP đã tồn tại trên đất và các tảng băng Bắc Cực. Khi khí hậu nóng lên và các tảng băng tan ra, các POP bắt đầu bay hơi. Các nhà nghiên cứu đã phân tích một số POP tập trung trong không khí từ năm 1993-2009 tại Bắc Cực và đánh giá có hàng triệu chất hữu cơ ô nhiễm tồn tại. Theo họ, việc các chất độc hại trên bay hơi do khí hậu biến đổi sẽ có thể ‘‘ngầm phá hoại những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc ngăn chặn tác động của các chất độc hại trên đối con người và môi trường’’.

Số lượng các chất hóa học được lưu giữ tại khu vực Bắc Cực sẽ có thể bị thất thoát. Một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu, ông Hayley Hung giải thích: ‘‘Giai đoạn tới chúng tôi cần tìm hiểu có bao nhiêu POP trong các tảng băng, quy mô và tốc độ phát tán’’. Số phận của POP phụ thuộc rất lớn vào việc khí hậu nóng lên, điều này còn quan trọng hơn cả việc các chất độc hại tương tác với mây và mưa./.

  • Thái Hà Theo báo Lemonde.fr (Bài dịch)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất