Thứ Bảy, 5/10/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Tư, 31/8/2016 8:51'(GMT+7)

Bình Phước: nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, nắm bắt,


Chỉ thị chỉ rõ, trong những năm qua, công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã từng bước đi vào nền nếp, cơ bản đánh giá được tình hình tâm trạng, tư tưởng của các tầng lớp Nhân dân, phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội; một số dự án trọng điểm trước khi ban hành hoặc sau một thời gian thực hiện đã không tiến hành điều tra, nắm bắt dư luận xã hội; trong điều tra dư luận xã hội có lúc chưa bảo đảm tính đại diện của các tầng lớp Nhân dân, nên độ tin cậy của thông tin chưa cao; thiếu tính phát hiện, dự báo…

Để tạo chuyển biến thật sự rõ rệt trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể Nhân dân các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

(1) Quán triệt, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 100-KL/TW ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kế hoạch số 13-KH/TU ngày 21/3/2016 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc “đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội”.

(2) Công tác điều tra, nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác này; đồng thời phải sử dụng kết quả nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội trong quá trình lãnh đạo, quản lý. Chỉ đạo điều tra, nắm bắt dư luận xã hội trước khi xây dựng, ban hành và trong quá trình tổ chức triển khai, đánh giá kết quả thực hiện các dự án, đề án trọng điểm và các chính sách phát triển của địa phương.

(3) Tiến thành lập, tạo mọi điều kiện tổ chức hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội ở cấp tỉnh và cấp huyện. Thực hiện các cuộc điều tra dư luận xã hội theo quy định và công bố kết quả điều tra theo thẩm quyền.

(4) Tăng cường thông tin, định hướng dư luận xã hội, nhất là đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, bức xúc của Nhân dân, để góp phần tạo nên dư luận xã hội tích cực, có sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội các cấp và của các cơ quan báo chí truyền thông...

(5) Lắng nghe dư luận xã hội, không bỏ qua bất kỳ thông tin dư luận xã hội nào, kể cả các luồng dư luận xã hội trái chiều, tiêu cực để kịp thời giải quyết, tuyên truyền, định hướng dư luận.

(6) Giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, quản lý mọi hoạt động của công tác điều tra, nghiên cứu, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng, tính khoa học, độ tin cậy của kết quả điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội, bám sát thực tiễn địa phương, đặc biệt chú ý đến tính phát hiện, dự báo tình hình diễn biến dư luận xã hội để đề xuất với cấp ủy, chính quyền các cấp…

(7) Giao Ban Tuyên giáo theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ hàng năm báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Hồng Sơn

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất