Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, việc 130 giáo viên dạy hơn 1.800 học
sinh là quá tải nên sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát lại Thông tư 30.
Sáng
6/6, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác Bộ GD-ĐT đã
đến làm việc với hai trường tại TP HCM là Trường THPT Lê Quý Đôn và
Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1).
Tại
buổi làm việc, bà Đỗ Thị Bích Duyên hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn
báo cáo nhiều bước tiến vượt bật của trường sau 10 năm thực hiện chương
trình tiên tiến.
Bộ
trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, ông rất phấn khởi với nỗ lực
cố gắng của học sinh, nhà trường trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn
của TP HCM.
Việc
giáo viên của Trường THPT Lê Quý Đôn chuyển từ dạy học truyền thụ sang
lấy học sinh làm trung tâm gắn với trải nghiệm, tăng kỹ năng sống, tăng
hội nhập… là sự sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh thành phố. Hướng đi có
phân tầng chất lượng trong giáo dục phổ thông với hướng tiếp cận quốc tế
là hướng đi đúng.
“Bậc
THPT của TP HCM chạm được chuẩn THPT quốc tế là rất tốt, nhưng chắc
chắn còn phải đầu tư nhiều”, Bộ trưởng Xuân Nhạ đề nghị TP HCM tìm cách
giảm sĩ số học sinh nói.
|
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tham quan vườn rau trên sân thượng của thầy trò trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (ảnh: Dân trí) |
Bộ
trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị Ban giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM tham mưu với
lãnh đạo TP HCM, tạo điều kiện để bậc THPT ở địa phương tiếp cận chuẩn
quốc tế.
Cũng
trong sáng 6/6, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đến Trường Tiểu
học Nguyễn Bỉnh Khiêm và được học sinh “đón tiếp” bằng màn biểu diễn đàn
tranh, võ vovinam…
Trước
thực tế hiện nay, trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ có 130 giáo
viên nhưng có đến hơn 1.800 học sinh đang theo học, Bộ trưởng Phùng Xuân
Nhạ cho rằng: số học sinh/ giáo viên như vậy sẽ khiến giáo viên quá
tải.
“Giáo
dục là quá trình lâu dài, không làm phong trào được. Số lượng học sinh
như vậy là thách thức quá lớn đối với giáo viên. Giáo viên đã rất cố
gắng nhưng có cố gắng lâu dài như vậy được hay không?” - Bộ trưởng Phùng
Xuân Nhạ đặt vấn đề với giáo viên, với UBND quận 1, Phòng GD-ĐT quận 1
và Sở GD-ĐT TP HCM.
Bộ
trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị Sở GD-ĐT TPHCM và UBND quận 1 quan tâm để
“làm sao cho sĩ số/lớp nhỏ đi” và có chế độ đãi ngộ với giáo viên phù
hợp với chuyên môn và cường độ làm việc của giáo viên. Vì theo ông Nhạ,
giáo viên bậc tiểu học phải làm việc trong môi trường rất vất vả cộng
với áp lực sĩ số nhưng thu nhập vẫn như cũ sẽ khiến cho hiệu quả làm
việc không cao.
Bên
cạnh đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết sẽ rà soát lại Thông tư
30 vì “chủ trương thì đúng nhưng vận dụng không khéo sẽ… tai hại”. “Lớp
đông quá khó thực hiện được, giáo viên bị áop lực như thế sao vui tươi
được” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Bộ
trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, giáo dục tiểu học phải đi theo mô hình
đánh giá như Thông tư 30, nhưng phải có cách bước đi để tránh duy ý
chí. Không tăng thu nhập khi công việc phát sinh là không công bằng đối
với giáo viên.
Báo
cáo với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong chuyến thăm và làm việc với
Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP HCM) sáng 6/6, cô Lâm Hồng Lãm
Thúy, hiệu trưởng nhà trường cho biết trường đã có 2 năm thực hiện Thông
tư 30 (TT30) theo quy định của Bộ GD-ĐT, bên cạnh những ưu điểm cũng có
nhiều hạn chế.
“Trường
có số lượng học sinh đông, một giáo viên tiểu học dạy nhiều môn, nên
việc ghi nhận xét vào vở cho học sinh khiến để giáo viên rất khó ghi hết
nhận xét, sát sao dến từng quyển vở.
Nhà
trường cũng đã có biện pháp tháo gỡ bằng cách trong mỗi tiết học giáo
viên được cân nhắc nhận xét một tỉ lệ học sinh nhất định chứ không cần
nhận xét hết. Tuy nhiên, việc nhận xét ít học sinh lại làm thầy cô không
yên tâm, nên thường cố gắng nhận xét nhiều, nhận xét hết học sinh” – cô
Thúy cho biết.
Cô Thúy cũng mong muốn Bộ GD-ĐT và ngành giáo dục ở địa phuowng có chỉ đạo để thầy cô thực hiện Thông tư 30 được thuận tiện hơn.
Về Thông tư 30, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phải có cả đổi mới kiểm tra, đánh giá.
“Mục
tiêu, ý nghĩa của Thông tư 30 rất tốt, đánh giá mọi mặt để giúp trẻ
hoàn thiện chứ không để lấy điểm thi hay gây ra áp lực so sánh. Đây là
một phương thức nhiều nước đang dùng. Nhưng khi thực hiện, bên cạnh cái
được, các thầy cô cũng phải thực tế, điểm gì tốt phải trân trọng”.
Những
địa phương, thành phố có sĩ số lớp quá đông phải có cách như thế nào.
Phải tuyên truyền, chuẩn bị tâm thế cho cả phụ huynh lẫn thầy cô. Có rất
nhiều thứ phải làm, nhưng nên theo hướng thí điểm, mỗi trường lựa chọn
một vài lớp, tập trung làm thí điểm trong 1, 2 năm hay 5 năm, rồi nhân
rộng chứ không phải dàn hàng ngang ngay một lúc. “Cố gắng nhanh nhưng
không phải vì nhanh mà hỏng” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Ông
Phùng Xuân Nhạ bày tỏ mình cũng muốn nghe từ giáo viên những giải pháp
để thực hiện hiệu quả Thông tư 30 chứ không phải chỉ là nghe về những
khó khăn.
Về
phần mình, người đứng đầu ngành giáo dục gợi ý một số giải pháp như tập
huấn kỹ cho giáo viên, ứng dụng CNTT để lượng hóa việc đánh giá.
Cũng theo Bộ trưởng Nhạ, phụ huynh phải tham gia để tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện TT30.
“Có
khung, có lộ trình và không thể thiếu được sự đầu tư. Với những lớp học
có sĩ số học sinh lớn cần phải tăng cường thêm giáo viên. Và khi yêu
cầu giáo viên đánh giá học sinh kỹ hơn, toàn diện hơn lương thưởng cũng
phải thay đổi. Không tăng thu nhập khi công việc phát sinh là không công
bằng đối với giáo viên” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh./.
Theo VOVnews