Chủ Nhật, 29/9/2024
Giáo dục
Thứ Năm, 2/6/2016 10:26'(GMT+7)

Gắn đào tạo với thực tiễn sử dụng QĐND

Giờ thực hành lập trình Java của Lớp Trung cấp công nghệ thông tin 14 (Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên).

Giờ thực hành lập trình Java của Lớp Trung cấp công nghệ thông tin 14 (Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên).

 

Hiệu quả từ dạy - học nghề

Tốt nghiệp Lớp Điêu khắc gỗ 8, Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên vào năm 2011, với tay nghề tương đối “cứng”, mặc dù được một số công ty ở TP Buôn Ma Thuột mời chào nhưng Lý Văn Phương (trú tại thôn 16, xã Cư Bông, huyện Ea Kar, tỉnh Đắc Lắc) đều từ chối để đi theo hướng riêng của mình. Sau 2 năm học hỏi kinh nghiệm thực tế tại các cơ sở chế biến gỗ ở địa phương, năm 2013, Phương quyết định mở xưởng ngay tại gia đình. Trò chuyện với chúng tôi, Phương chia sẻ: "Qua gần 4 năm hoạt động, với sản phẩm chủ yếu là tạc các loại tượng dân gian, xưởng của em đã tạo việc làm ổn định cho 3-4 lao động, thu nhập bình quân 5 đến 6 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập này tuy không cao nhưng ở nông thôn là điều mơ ước của nhiều người".

Đem câu chuyện của Lý Văn Phương trao đổi với ông Ra Lan Von Ga, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên, chúng tôi được biết: Không riêng Phương mà hầu hết sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tại nhà trường đều được các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng hoặc tự tạo được việc làm và có thu nhập ổn định. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, 80% sinh viên (đào tạo hơn 6 tháng) của Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên sau khi ra trường có việc làm ổn định.

 

Giờ thực hành lập trình Java của Lớp Trung cấp công nghệ thông tin 14 (Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên). 

 

Để có được kết quả trên, nhà trường xác định phát triển đào tạo nghề với chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Trong quá trình đào tạo, nhà trường đã gắn kết chặt chẽ giữa dạy nghề và thực hành. Hiện nay, nhà trường đã ký kết với hơn 100 doanh nghiệp và các trường bạn để hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho sinh viên.

Nói về kết quả công tác đào tạo nghề của vùng Tây Nguyên 5 năm (2011-2015), Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp khẳng định: Dạy nghề đã từng b­ước chuyển từ hướng cung sang hướng cầu (dạy nghề chuyển từ dạy theo năng lực sẵn có sang dạy nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp), góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao đô%3ḅng, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo của các địa phương. Xuất hiện nhiều mô hình dạy nghề đa dạng, sáng tạo như: Dạy nghề tại các doanh nghiệp, dạy nghề cho các khu công nghiệp, liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp đóng trên địa bàn... Dạy nghề đã góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương, thực hiện đạt kết quả bước đầu các tiêu chí về "thu nhập, hộ nghèo và tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên" trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nhiều tỉnh Tây Nguyên.

Với sự nỗ lực của các trường, trung tâm dạy nghề và các địa phương, trong giai đoạn 2011-2015, đã có 427.921 người tại các tỉnh Tây Nguyên được tuyển sinh học nghề (bình quân mỗi năm dạy nghề cho 85.584 người, tăng gấp 3,7 lần so với giai đoạn 2006-2010). Tính riêng chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2011-2015 đã dạy nghề cho 213.516 người, trong đó gần 50% là người dân tộc thiểu số; 42,4% học nghề phi nông nghiệp và 57,6% học nghề nông nghiệp. Hiệu quả từ dạy nghề cho lao động nông thôn mang lại việc làm cho khoảng 159.577 người sau đào tạo, trong đó: 18.578 người được doanh nghiệp tuyển dụng; 4.883 người thành lập tổ nhóm sản xuất, hợp tác xã. Có 6.163 hộ nghèo có người tham gia học nghề, có việc làm thoát nghèo; có 6.028 hộ có thu nhập cao hơn mức bình quân tại địa phương. Một bộ phận lớn lao động nông thôn (gần 34.000 người) đã chuyển sang làm công nhân trong các doanh nghiệp, làm chủ các xưởng sản xuất, tổ nhóm sản xuất, tạo việc làm cho lao động khác hoặc sản xuất hàng hóa để cung cấp cho các doanh nghiệp. Mô%3ḅt bô%3ḅ phâ%3ḅn khác sau khi học nghề tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao đô%3ḅng được nâng lên, tiết kiê%3ḅm được chi phí sản xuất từ 5-20%, thu nhâ%3ḅp tăng từ 10-30%.

Chú trọng gắn đào tạo với thực tiễn sử dụng

Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đến nay, toàn vùng Tây Nguyên có 108 cơ sở dạy nghề (tăng 25 cơ sở so với năm 2010), gồm 6 trường cao đẳng nghề, 12 trường trung cấp nghề, 90 trung tâm dạy nghề; 68/80 đơn vị cấp huyện có cơ sở dạy nghề công lập đóng trên địa bàn. Công tác xã hội hóa dạy nghề được đẩy mạnh, hiện có 65 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, chiếm 38,8%.

Tuy nhiên, công tác dạy nghề ở Tây Nguyên vẫn là “vùng trũng” so với cả nước. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhanh về số lượng nhưng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề chưa đồng đều, một số trung tâm dạy nghề cấp huyện đầu tư lớn nhưng chưa khai thác hiệu quả, gây lãng phí. Quy mô tuyển sinh dạy nghề những năm qua có tăng nhưng tỷ lệ người học nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng vẫn là chủ yếu. Tuyển sinh học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề còn thấp (5 năm qua mới đạt 8,4% tổng số học sinh học nghề, bình quân cả nước là 12%), tỷ lệ học sinh bỏ học cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề mới chỉ đạt 2,5-3%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của vùng tính đến năm 2015 ước đạt 33,5%, đã tăng 7% so với năm 2010, nhưng vẫn còn khoảng cách lớn so với bình quân cả nước (40,6%).

Đắc Lắc là địa phương có tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề cao nhất của vùng Tây Nguyên, nhưng đến năm 2015 số lao động qua đào tạo nghề cũng mới chỉ đạt 40%. Ngoài ra, chất lượng đào tạo nghề của địa phương còn nhiều hạn chế, sinh viên ra trường chưa đáp ứng yêu cầu... Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, ông Phan Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đắc Lắc, đề nghị các bộ, ngành Trung ương và địa phương không nên đầu tư dàn trải, nên lựa chọn đào tạo những nghề trọng điểm, có thế mạnh ở mỗi địa phương; đầu tư phải đồng bộ cả cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên…      

Ông Trần Việt Hùng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cho rằng: Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Tây Nguyên, các bộ, ngành Trung ương và mỗi địa phương cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề; tiếp tục tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước thực hiện việc liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho vùng Tây Nguyên theo hướng đa ngành, chuyên sâu, nhất là những ngành nghề mà các trường ở Tây Nguyên chưa đáp ứng được. Có chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ tín dụng đối với học sinh, sinh viên học nghề có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức đào tạo nghề nội trú cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho thanh niên.

Để dạy nghề vùng Tây Nguyên đáp ứng được nhu cầu của người học và thị trường lao động trong vùng cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đề nghị các địa phương trong vùng cần xây dựng kế hoạch hoặc chương trình hành đô%3ḅng về công tác đào tạo nghề giai đoạn 2016-2020 cụ thể; gắn chặt đào tạo nghề với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế và giảm nghèo bền vững; có lộ trình và biện pháp cụ thể để phân luồng học sinh sau trung học đi học nghề theo tinh thần Chỉ thị số 10 của Bộ Chính trị. Rà soát, kiểm tra, đánh giá các cơ sở dạy nghề để có phương án chuyển giao, sáp nhập, giải thể các cơ sở công lập hoạt động không hiệu quả; chỉ đạo các cơ sở dạy nghề đang hoạt động tốt đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy nghề gắn với tích cực triển khai thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14-2-2015 của Chính phủ. Đa dạng các hình thức, phương pháp đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các trình độ phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện lao động và tập quán dân cư trong vùng. Mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp; gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp.

Theo ông Ra Lan Von Ga, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên: Để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số và đào tạo giáo viên dạy nghề cho khu vực Tây Nguyên, nhà trường xác định 3 mục tiêu phát triển là: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho các cấp trình độ và ngành nghề, với chất lượng cao, đáp ứng thị trường lao động trong nước và thế giới; xây dựng trường dạy nghề trọng điểm của quốc gia ở vùng Tây Nguyên có chất lượng và hiệu quả cao, có đa cấp độ, đa ngành nghề đào tạo; xây dựng tốt các mối quan hệ trong quá trình phát triển (trường - ngành; trường - doanh nghiệp, địa phương, các tổ chức đoàn thể và trường - trường).  

Bài và ảnh: NGUYỄN VĂN CHUNG/Báo QĐND

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất