Thứ Tư, 25/9/2024
Đời sống
Thứ Sáu, 8/6/2012 18:39'(GMT+7)

Cà Mau nhân rộng mô hình nhà sàn để thích ứng với nước biển dâng

Sau 3 năm thử nghiệm nhà sàn, ở 2 huyện Ngọc Hiển và Năm Căn đã có trên 600 căn nhà được cất mới theo hình thức này. Đây là nhà được cất cao, cách mặt đất từ 1 – 1,5 mét, làm bằng cây gỗ đước, ít tốn kém. Sống trong nhà sàn trên cao nên tránh được ẩm thấp của nước mặn ven biển, vệ sinh, tiện lợi. Đặc biệt là khi nước triều cường lên cao nhà không bị ngập nước. Ngoài ra, ở nhà sàn không cần phải trang bị bàn ghế, giường ngủ.

Anh Trần Văn Phụng, nhà ở Xóm Mũi cho biết, dụng cụ cất nhà sàn đơn giản. Cột nhà làm từ cây đước sẵn có tại chỗ, mái lợp bằng lá dừa nước cũng có tại chỗ, chi phí cất 1 căn nhà sàn từ 1-2 triệu đồng, phù hợp với túi tiền của người nghèo, giá trị sử dụng 10 năm trở lên. Nhà sàn đủ sức chống chọi với nước biển dâng cao 1 mét.

Tuy nhiên, nhà sàn chỉ có tác dụng thích nghi với nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu, nhưng nhà sàn không chịu đựng được bão có gió mạnh, dông và giật. Đây là yếu điểm của nhà sàn. Vì vậy chủ trương của chính quyền địa phương là khuyến khích người dân cất nhà sàn cách xa cửa biển, sông lớn. Khi có bão thì phải di tản ngay về những nơi trú ẩn an toàn.

Tỉnh Cà Mau có 2 huyện Ngọc Hiển và huyện Năm Căn là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hiện có trên 3.000 hộ dân đang sinh sống ven sông ven biển, thường xuyên đối mặt với triều cường. Vì vậy, cất nhà sàn để ở là cách tốt nhất để sống chung với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt./. 

TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất