Thứ Ba, 1/10/2024
Giáo dục
Thứ Bảy, 13/11/2010 18:51'(GMT+7)

“Cắm chốt" dạy chữ ở đại ngàn Trường Sơn

Năm 2005, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn, Trương Bá Thiểu được điều động về công tác tại quê hương ở xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch. Dạy học ở đây được một năm, thầy Thiểu xung phong lên xã vùng cao Lâm Thủy với bà con dân tộc Vân Kiều. Tại đây, thầy được nhà trường bố trí làm giáo viên cắm bản tại bản Eo Bù - Chút Mút suốt hai năm ròng. Sau đó, thấy bản Bạch Đàn gặp khó khăn, thầy Thiểu lại xung phong làm giáo viên cắm bản tại bản Bạch Đàn để được đưa cái chữ “Bác Hồ” về với con em dân bản.

Con đường dẫn vào bản Bạch Đàn phải băng qua 9 con suối lớn và 2 con suối nhỏ. Từ trung tâm xã vào tới bản Bạch Đàn phải đi hết gần hai tiếng đồng hồ. Không nói hết nỗi vất vả khi làm người giáo viên cắm bản ở nơi đây. Mùa nắng còn đỡ, còn mùa mưa lũ thì cực hết chỗ nói. Có những lúc vào mùa mưa gió, đang lội suối thì nước lũ ào ào đổ về gây ngập lụt, đe dọa đến tính mạng. Không ít giáo viên trước đó khi được phân công vào dạy học tại bản Bạch Đàn đã không chịu nổi vất vả và buồn chán phải xin về trung tâm xã, nhưng riêng thầy Trương Bá Thiểu, cắm chốt ở bản này đã 3 mùa rẫy rồi. Thầy giáo Thiểu bây giờ đã trở thành người thân của bà con dân bản. Những lúc vắng thầy, bà con và các em học sinh lại nhớ; những lúc ở gần thì mọi người đều quý trọng. Có lần thầy bị ốm nặng phải điều trị tại bệnh viện của huyện cách xa trường hàng chục cây số, thế mà bà con dân bản và các em học sinh của trường vẫn vượt núi băng rừng về bệnh viện thăm thầy. Những lúc như vậy, cho dù chưa thật lành bệnh, nhưng thầy Thiểu vẫn xin bằng được bệnh viện được ra viện sớm hơn để về với các học sinh và bà con dân bản bởi thầy nghĩ "Mình nằm ở bệnh viện ngày nào là học sinh ở đây mất học ngày đó"./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất