Thứ Hai, 13/5/2024
Thi đua yêu nước
Thứ Hai, 7/1/2013 16:43'(GMT+7)

Chuyển biến từ thực tiễn phong trào thi đua yêu nước ở Hải Dương


Để thực hiện mục tiêu phát triển nêu trên, Đảng bộ tỉnh Hải Dương xác định cần phải thực hiện đồng bộ nhiều nội dung công tác, và một trong những nội dung đó đó là thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước (TĐYN), thu hút các ngành, các cấp và đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia nhằm tạo động lực thúc đẩy toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển. Hội đồng Thi đua khen thưởng (TĐKT) tỉnh đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, coi thi đua là động lực quan trọng cho phát triển, đã đề ra nhiều giải pháp tích cực để đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong tỉnh, gắn thi đua với việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,  thông qua đó nhằm tạo bước chuyển nhận thức về công tác TĐKT trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là về tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác đối với phong trào thi đua yêu nước.

Xuất phát từ tính chất và đặc điểm nội dung công tác của các đơn vị, hoạt động thi đua được phân thành nhiều khối thi đua, cụm thi đua. Nội dung thi đua ngày càng được cải tiến, bám sát các yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương. Đối tượng khen thưởng được mở rộng, quan tâm hơn các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Hình thức khen thưởng phong phú hơn trước.


Sau 5 năm (2005-2010) quán triệt Chỉ thị 39- CT/TW của Bộ Chính trị “về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến” công tác TĐKT tỉnh Hải Dương đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh, phát triển sâu rộng, thu hút các ngành, các cấp và đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo động lực to lớn thúc đẩy toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh vượt qua khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế tăng trưởng khá, đạt cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn (2006 – 2010) tăng bình quân 9,7%/năm. Quy mô kinh tế của tỉnh được nâng lên đáng kể, tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2010 gấp 2,19 lần so với 2005. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng Nông, lâm nghiệp, thủy sản - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ chuyển từ 27,1% - 43,6% - 29,3% năm 2005 sang 24,0% - 44,5% - 31,5% năm 2010. Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh; quan hệ sản xuất liên tục được củng cố và đổi mới. Các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh (bình quân 3%/năm). Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, y tế, văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển và có những tiến bộ mới. An ninh, quốc phòng được giữ vững. Xã hội ổn định, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân từng bước nâng cao. Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố, xây dựng vững mạnh.


 Từ trong thực tiễn của các phong trào thi đua yêu nước đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực hoạt động, thực sự là những tấm gương sáng cho tinh thần vượt khó vươn lên. Các phong trào thi đua yêu nước không ngừng được đổi mới về nội dung và hình thức, tổ chức triển khai thực hiện với nhiều cách làm mới sáng tạo, có hiệu quả cao; phát huy tốt vai trò của MTTQ, các đoàn thể nhân dân và các khối thi đua trong tỉnh. Công tác Khen thưởng được các cấp, các ngành và Hội đồng thi đua, Khen thưởng quan tâm; đã phát hiện, khen thưởng, tôn vinh và nhân rộng kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích tiêu tiểu trong các phong trào thi đua yêu nước.


Tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thời gian qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hải Dương đã rút ra một số kinh nghiệm quý trong chỉ đạo, triển khai thi đua, phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến, đó là:


1. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, sự nhận thức đầy đủ của cán bộ đảng viên và nhân dân là yếu tố quyết định đến thắng lợi của công tác TĐKT. Việc gắn kết chặt chẽ công tác TĐKT với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả phong trào thi đua yêu nước.


2. Cần có sự thống nhất cao về nội dung, tiêu chí thi đua, phương pháp đánh giá, tăng cường lượng hoá các tiêu chí thi đua bằng thang điểm. Coi trọng việc tổ chức hoạt động của các khối thi đua theo từng loại hình tổ chức, đồng thời nâng cao chất lượng công tác phát động, ký kết, tổ chức thực hiện và đánh giá phong trào thi đua giữa các đơn vị trong khối, tránh động viên một chiều, nể nang dẫn đến khen thưởng không thực chất.


3. Công tác TĐKT phải luôn tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng; đảm bảo chính xác, kịp thời, công khai, dân chủ, tránh vận dụng dẫn đến thiếu công bằng trong khen thưởng. Cần chú trọng làm tốt công tác phát hiện khen thưởng đột xuất cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt; quan tâm đúng mức việc khen thưởng cho các tập thể cơ sở và người lao động trực tiếp công tác, sản xuất.


  4.  Để cho phong trào thi đua yêu nước phát triển sâu rộng và bền vững thì việc phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực có ý nghĩa rất quan trọng. Cần phát huy hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, nêu gương các điển hình tiên tiến.


5. Thường xuyên quan tâm, củng cố bộ máy tổ chức, bồi dưỡng, nâng cao năng lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác TĐKT; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát uốn nắn kịp thời những sai sót, yếu kém, tiêu cực trong công tác khen thưởng.


Đồng Thị Nhung

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất