Thứ Sáu, 27/9/2024
Thế giới
Thứ Sáu, 9/11/2012 15:8'(GMT+7)

Chuyến công du châu Á của Obama

Vợ chồng tổng thống Obama và phó tổng thống Joe Biden ăn mừng chiến thắng tại Chicago. Ảnh: AFP

Vợ chồng tổng thống Obama và phó tổng thống Joe Biden ăn mừng chiến thắng tại Chicago. Ảnh: AFP

 Tân Hoa xã/Đài BBC dẫn nguồn tin từ Nhà Trắng ngày 8/11 cho biết từ ngày 17/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ bắt đầu chuyến công du châu Á bốn ngày, trong đó ông sẽ tới Thái Lan, Myanmar và Campuchia.

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Obama kể từ khi tái đắc cử Tổng thống Mỹ hôm 6/11.

Chuyến thăm tới Yangon của ông Obama sẽ đánh dấu lần đầu tiên Myanmar đón tiếp một Tổng thống Mỹ đương nhiệm, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang ấm dần lên sau khi Mỹ nới lỏng trừng phạt để khích lệ làn sóng cải cách của quốc gia Đông Nam Á.

Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho biết ông Obama sẽ khuyến khích "sự chuyển giao dân chủ đang diễn ra" tại Myanmar trong cuộc gặp Tổng thống nước này U Thein Sein và thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi.

Theo phát ngôn viên Jay Carney, tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, ông Obama sẽ gặp Thủ tướng Yingluck Shinawatra để đánh dấu 180 năm quan hệ ngoại giao và "tái khẳng định sức mạnh của liên minh" giữa hai nước.

Trong chuyến thăm thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Tổng thống Obama sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và gặp giới lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Đài BBC cho biết có tin phía Mỹ muốn tính đến cả một chuyến thăm của ông Obama tới Việt Nam, nhưng hiện chưa có nguồn chính thức nào xác nhận./.

TTX

Phản hồi

Các tin khác

G-20 sẽ làm mọi điều để vực dậy kinh tế toàn cầu

G-20 sẽ làm mọi điều cần thiết để tăng cường sức khỏe chung và tăng trưởng của kinh tế toàn cầu; thừa nhận tăng trưởng trên toàn cầu vẫn còn khiêm tốn và các nguy cơ kinh tế phát triển chậm lại tăng lên; hoan nghênh việc ra đời Cơ cấu Ổn định châu Âu (ESM) và các biện pháp chính sách do Ngân hàng Trung ương châu Âu và các nước châu Âu thực hiện. Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi sẽ đảm bảo tốc độ củng cố tài chính phù hợp với việc hỗ trợ phục hồi kinh tế; tuyên bố Mỹ sẽ thận trọng xác định tốc độ thắt chặt tài chính để duy trì tài chính công, tránh giảm mạnh ngân sách trong năm 2013; kêu gọi Nhật Bản tiếp tục củng cố tài chính trong trung hạn. Nhóm cũng tuyên bố các nền kinh tế phát triển đã nhất trí xác định mục tiêu tỷ lệ nợ/GDP cụ thể của các nước sau năm 2016; quyết tâm tiến nhanh hơn tới các hệ thống hối đoái do thị trường định đoạt và linh hoạt tỷ giá hối đoái; Tuyên bố bất ổn quá thái của các dòng tài chính và các tỷ giá hối đoái hỗn loạn tác động bất lợi tới sự ổn định kinh tế và tài chính; hoan nghênh quá trình tiếp tục củng cố các nguồn lực của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF); nhất trí thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm thực thi đầy đủ chuẩn tương xứng vốn ngân hàng Basel III; thừa nhận những ảnh hưởng bất lợi của bất ổn quá thái về giá hàng hóa. Đây là phiên họp cuối cùng của G-20 dưới sự điều hành của Mexico. Nga là quốc gia tiếp nhận chức chủ tịch G-20 trong năm 2013 và Australia tiếp quản từ tay Nga trong năm 2014./. (Vietnam+)

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất