(TG) - Ai cũng biết, Tô Hiến Thành người Đan
Phượng, Hà Nội, là vị quan văn võ song toàn thời Lý. Ông được uỷ quyền
của Lý Anh Tông phò ấu chúa. Khi đau yếu, bên mình luôn luôn có Vũ Tá
Đường hầu hạ thuốc thang, cơm bưng nước rót. Khi lâm chung, triều đình
hỏi ông tiến cử ai là người thay, ông không ngần ngại tiến cử Trần Trung
Tá. Có người hỏi vì sao, ông trả lời: “Nếu cần người hầu hạ, dạ vâng
thì chọn Vũ Tá Đường, còn cần người phò vua giúp nước thì cử Trần Trung
Tá!”…
- Tôi vừa đi thăm Đền Đô còn gọi là Đền Lý Bát Đế - Bắc Ninh, nơi thờ tám vua nhà Lý (phải nói là chín mới đúng, vì nên kể cả Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của nhà Lý). Thăm văn quán, võ quán thấy rõ có vua hiền mới chọn được bề tôi giỏi, nhưng lại phải thấy “thần thiêng nhờ bộ hạ”.
Thời đó, võ tướng, văn quan có rất nhiều người nổi tiếng. Võ tướng có Lý Thường Kiệt với chiến công chống Tống nổi tiếng trên sông Như Nguyệt cùng “bài thơ thần” và ông cũng đã cùng với Tông Đản người dân tộc Tày (vì kiêng huý nhà Nguyễn nên đổi là Tôn Đản) đã chỉ huy đánh tan nơi tập kết của quân xâm lược tại các châu Khâm, Liêm, Ung - Quảng Tây, đánh tan ý chí xâm lược của chúng… Văn quan có Thái sư đầu triều Lê Văn Thịnh, người có công đấu tranh đòi lại 6 huyện, 3 động cho nước nhà, rồi còn có Tô Hiến Thành với lời khuyên bất hủ…
- Chuyện cụ Tô Hiến Thành thì tôi được đọc sách từ thuở tiểu học.
- Thì tôi cũng như ông, được đọc từ thuở nhỏ, nhưng bây giờ đọc sử mới biết thêm chuyện hay.
Ai cũng biết, Tô Hiến Thành người Đan Phượng, Hà Nội, là vị quan văn võ song toàn thời Lý. Ông được uỷ quyền của Lý Anh Tông phò ấu chúa. Khi đau yếu, bên mình luôn luôn có Vũ Tá Đường hầu hạ thuốc thang, cơm bưng nước rót. Khi lâm chung, triều đình hỏi ông tiến cử ai là người thay, ông không ngần ngại tiến cử Trần Trung Tá. Có người hỏi vì sao, ông trả lời: “Nếu cần người hầu hạ, dạ vâng thì chọn Vũ Tá Đường, còn cần người phò vua giúp nước thì cử Trần Trung Tá!”…
- Chuyện đó là một bài học lớn về một vị quan đại thần không vì tình riêng, hết lòng vì nước, vì dân mà tiến cử người tài đức, ai mà chẳng biết!
- Nhưng có những việc quan trọng tôi chưa biết, chắc ông cũng thế. Sau này lớn lên, đọc sách sử tôi mới biết.
- Việc gì thế?
- Ai cũng thấy lời khuyên đó là trung thực, chính xác, lưu trong sử sách. Lũ nịnh thần trong triều thì đời nào cũng có, nhưng vào lúc suy vi cuối đời nhà Lý thì bọn đó khá đông, rồi cùng bọn a dua lúc nhúc như dòi chi phối triều đình, hùa nhau bỏ lời tiến cử trung thực, chính đáng của Tô Hiến Thành mà đưa Vũ Tá Đường lên làm Thái phó phụ tá cho vua. Do đó các nhà sử học đời sau cho rằng, vì thế mà vua Lý Cao Tông không được dạy điều hay, không được dạy cách điều hành chính sự mà chỉ lo ăn chơi, đã dẫn tới nhà Lý vẻ vang có dấu hiệu suy vong từ đó.
- Thế thì cũng là bài học đáng nhớ muôn đời. Nhưng vì sao các vị soạn giáo khoa thư đều là những người học rộng, tài cao không nhắc tới, chắc lại “nể, né”, sợ phạm huý!./.
Nhân Chính