Nào là chất lượng đường bê tông, kênh mương cứng quá kém, mới đưa vào sử dụng đã hỏng; xã đề ra quá nhiều khoản thu, đành rằng đã được HĐND biểu quyết, nhưng có khoản thu không hợp lý, như đối với những người hết tuổi lao động, trong khi đó, Luật Người cao tuổi quy định không thu...
Ngoài các hạn chế, đồng chí A còn nêu lên các nguyên nhân. Chẳng hạn, nguyên nhân chất lượng các công trình yếu kém là do xã thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ, lẽ ra làm đường tại thôn nào do thôn đó quyết định lựa chọn cách làm... Đồng chí A càng nói, nét mặt của các đồng chí chủ trì tỏ vẻ không vui. Kết thúc ý kiến, phía dưới hội trường, tiếng vỗ tay hưởng ứng kéo dài.
Tan họp, tôi gặp một cán bộ thôn trong buổi họp có tham gia phát biểu. Sau khi hỏi thăm tình hình gia đình, tôi nói: Vừa rồi, đồng chí A phát biểu, tôi thấy rất có trách nhiệm. Tại sao những việc rõ ràng như thế nhưng các cậu không nói ra hay góp ý trực tiếp với lãnh đạo xã, lại còn nêu thành tích chung chung? Anh ta chậm rãi nói: Anh thông cảm cho, anh A không giữ “vai vế” gì nên thấy thế nào thì nói thế, còn chúng tôi dẫu sao cũng là cán bộ thôn, nhiều lúc họp hành với các cán bộ xã, nói ra những khuyết điểm của cấp trên... khó lắm. Rồi anh nói tiếp: Cái chức trưởng thôn tuy nhỏ, nhưng đến kỳ bầu bán cũng nhiều người ứng cử lắm.
Nghe anh nói, tôi thấy buồn lòng về nhận thức của một số cán bộ chỉ thích nghe những lời tâng hót về thành tích của mình, của đơn vị; không mạnh dạn gợi ý, tạo không khí cởi mở để cán bộ cấp dưới thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém của tập thể và bản thân đúng theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4. Cá biệt, có nơi khi đại biểu cấp trên về họp với dân, lãnh đạo cơ sở chỉ thông báo “nội bộ” một số người tham gia. Chính vì vậy, cán bộ cấp trên nhiều lúc không kịp thời nắm được những vấn đề bức xúc từ nhân dân.
Những cuộc họp có “kịch bản” trước như thế sẽ không mang lại hiệu quả và cần sớm chấm dứt!
Theo Trí Thức, Báo Hà Tĩnh