Thứ Tư, 25/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Sáu, 8/4/2011 15:58'(GMT+7)

Cùng suy ngẫm thiên hướng nhà văn và hứng thú đọc sách

Từ trái qua phải - Brigitte OUrvy-Vial (Giáo sư ĐH Maine - Pháp), nữ tác giả trẻ Nhã Thuyên và dịch giả Bằng Nguyên

Từ trái qua phải - Brigitte OUrvy-Vial (Giáo sư ĐH Maine - Pháp), nữ tác giả trẻ Nhã Thuyên và dịch giả Bằng Nguyên

Sự phát triển của xuất bản và truyền thông, internet chắc chắn đang mở ra những cơ hội lớn với việc đọc cho người viết trẻ ở Việt Nam.  Một nguồn sách dịch phong phú mang lại niềm hứng thú lớn cho việc đọc mà vai trò khong thể thiếu của chúng cũng như của các dịch giả trong giai đoạn “thịnh” của đời sống văn hóa, văn học.

“Các cuốn sách đã đọc không gán cho nhà văn một chân dung độc giả riêng nào đó, cũng chẳng phải là những hòn đá hình thành nên văn phong của nhà văn; tác phẩm được đọc đi đọc lại và được say mê vào thời thơ ấu bản thân nó không phải là một hình mẫu văn học, nhưng việc đọc đó giúp khơi gợi niềm đam mê của người viết”  lời khẳng định của Brigitte Ouvry-Vial, Giáo sư Đại học Maine - Pháp.

Nhã Thuyên, nữ tác giả trẻ có cách nghĩ khác để chỉ ra những sự hiểu lầm. Một người viết đọc nhiều chưa hẳn là một nhà văn viết tốt và ngược lại. Thành công của một tác phẩm đôi khi là những cú may rủi khó lường. Và hoàn toàn là sai lầm nếu cho rằng đọc sách nhiều sẽ dẫn đến những “ảnh hưởng”. Người ta có thể tìm thấy dấu vết của tác giả này, tác phẩm kia ở một nhà văn này nhà văn khác, bởi thế giới chẳng còn gì trong sạch nữa. Nhưng đồng nhất việc đọc và ảnh hưởng, sợ hãi việc đọc, thậm chí rẻ rúng việc đọc chỉ là một cách ngụy biện cho nỗi tự ti vì phải đối diện với cái khác mình, cái đầy sức mạnh, cái quyền năng vô hình của giá trị văn hóa.

Nhưng bản thân việc đọc đã là một hạnh phúc không dễ có, một sự kích thích. Việc đọc sách, lí tưởng nhất cũng cần có cô đơn, vắng vẻ và độ trải nghiệm căng thẳng không khác xa nhiều với việc viết. Sự vắng lặng này khiến cho những tiếng nói trong sách và trong chính bản thân vang lên rõ ràng hơn, trong sự âm u cô quạnh mà những linh hồn có thể tìm đến với nhau theo những con đường vô hình mà những kẻ thực dụng sẽ chỉ nhìn một cách khinh rẻ.

Những người mê đọc thường ao ước một quỹ thời gian vô tận để chìm đắm vào thế giới không hoàn kết ấy, nhưng sự thực là những gì muốn đọc ấy cứ nảy ra vô tận theo cấp lũy thừa, khiến cho chúng ta luôn cảm thấy bứt rứt, nuối tiếc, ân hận và cảm giác bất toàn trong trải nghiệm đời sống…

Nhã Thuyên chia sẻ cảm giác cá nhân: “Cảm giác chia sẻ với một người về sách, thật kỳ lạ, đã mất dần sự hồn nhiên của thời thơ ấu, khi tôi trốn học để chui vào các quán truyện nghèo nàn và tạp nham nơi thị trấn, nơi những cuốn sách từ Hà Nội trở thành nỗi mong ngóng không thôi. Kí ức đọc sách của tôi có nhiều chuyện vui buồn, và hình như buồn nhiều hơn vui. Mặc dù sinh ra vào đúng thời điểm của Đổi Mới, tình trạng sách vở của thế hệ chúng tôi cũng không thật sự có những điểm thay đổi lớn, và thậm chí hôm nay khi đọc lại các sách vở cũ, của tiền chiến hay của miền Nam trước năm 1975, tôi luôn cảm thấy một nỗi ghen tị mơ hồ về một không khí bầu bạn với sách vở của thế hệ người viết cách chúng tôi vài thập kỷ. ”.

Dịch giả Bằng Nguyên đóng góp thêm ý kiến: “Chúng tôi tuyển lựa, sàng lọc kỹ càng từ các văn học nước ngoài để lôi kéo sự chú ý của độc giả Việt Nam. Hướng đến công chúng hình thành thói quen đọc sách, mang tính giải trí cao và có những sự trải nghiệm thú vị mà chúng tôi đem lại”.

Thông qua hội thảo này, chúng ta sẽ có những sự hồi tưởng về thời thơ ấu, những sự trải nghiệm hay sự phiêu lưu trí tưởng tượng hoặc những thói quen đọc sách và nhận thức nguồn kiến thức khổng lồ từ sách.

Chuyện về những tác phẩm đọc thời thơ ấu là một mảng thường gặp trong văn học Pháp và văn học nước ngoài của mọi thời kỳ, ở các tác giả khác nhau như Rousseau (trong Những buổi xưng tội - Les Confessions), Nathalie Sarraute (Thời thơ ấu - Enfance),…

Những chuyện kể về thể hiện dưới hình thức là những mẩu văn hay đoạn văn hoặc những thời điểm xác định của một tự truyện chung, được chuyển thành một bức chân dung tự họa của tác giả trong vai trò độc giả; bức chân dung tự họa có chức năng nhận diện về quá khứ hay về tương lai, nó đem đến cho nhà văn một giá trị giống như những ranh giới tình cảm và ranh giới trí tuệ, đánh dấu các giai đoạn hình thành của tác giả.

Việc kết nối chắp vá những tác phẩm đọc này - được ký ức xác nhận như những nguồn gốc không phải về nhận thức mà là tri thức, nhằm mục đích khám phá ra những mối quan hệ bất ngờ giữa các yếu tố về tri thức này với độc giả đã nắm bắt chúng; tác động của chúng xoay quanh việc hiểu và việc hình thành của cái Tôi.

Thanh Hải

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất