Thứ Sáu, 20/9/2024
Đời sống
Thứ Hai, 3/2/2014 23:29'(GMT+7)

Đà Nẵng: Hiệu quả từ công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tăng cường công tác quản lý, điều hành

Qua một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW của Ban Bí thư về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Đà Nẵng đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Các đồng chí đảng viên, cán bộ đã tiên phong, gương mẫu thực hiện tiết kiệm. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đạt được những kết quả nhất định góp phần thực hiện tốt việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của thành phố.

Xác định công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những giải pháp quan trọng nhằm góp phần thực hiện tốt việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, các cấp ủy đã tập trung chỉ đạo thực hiện thực hiện Chỉ thị 21 nghiêm túc sâu rộng, thiết thực gắn với thực hiện Nghị quyết 01 và Nghị quyết 02 của Chính phủ. Đà Nẵng cũng đã tiếp tục thực hiện  nghiêm các quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật ngân sách Nhà nước. Các địa phương, đơn vị đẩy mạnh việc thực hiện triển khai cơ chế tự chủ về biên chế và kinh phí; đưa chủ trương thực hành tiết kiệm thành trác nhiệm của từng cơ quan đơn vị, trước hết là người đứng đầu. Trong các lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng, các địa phương, đơn vị tăng cường công tác thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán, hồ sơ thẩm định quyết toán, công tác đầu thầu trong xây dựng cơ bản...

Công tác cải cách thủ tục hành chính được các địa phương, đơn vị rà soát, cắt giảm và thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Điều đó đã giúp thành phố tiết kiệm chi phí hành chính và đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, công việc của các tổ chức, cá nhân, giảm bớt thời gian đi lại của công dân. Thủ tục được giải quyết thật đơn giản và đạt hiệu quả cao. Đà Nẵng cũng thực hiện “5 xây” (Trách nhiệm – Chuyên nghiệp – Trung thực  - Kỷ cương – Gương mẫu) và  3 “chống” (Quan liêu – Tiêu cực – Bệnh hình thức) trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội

Ở Đà Nẵng, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh, gắn với xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, chương trình xây dựng nông thôn mới. Công tác xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang ngày càng đi vào chiều sâu, theo hướng lành mạnh, tiết kiệm. Các tiệc cưới được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh tiết kiệm đúng quy định của Luật hôn nhân và gia đình, phù hợp với phong tục tập quán văn hóa địa phương. Các hủ tục mê tín dị đoan dần đần được loại bỏ. 95% số hộ dân trên địa bàn quận Hải Châu đốt vàng mã trong thùng chậu. Thôn Cẩm Nê, La Bông (xã Hòa Tiến – Hòa Vang) tổ chức đám tang không quá 48 tiếng đồng hồ và hạn chế đốt, rải vàng mã. Thôn Thái Lai (Hòa Nhơn – Hòa Vang) đã thống nhất đưa vào quy ước của thông việc tổ chức đám tang không thuê nhạc, thay vào đó sử dụng đĩa CD để tiết kiệm chi phí. Đảng bộ xã Hòa Phước quy định diện tích xây dựng mồ mả ở các nghĩa trang không quá 6m2...

Các lễ hội ở Đà Nẵng đã được tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm, đúng quy định nhưng vẫn phong phú về nội dung và hình thức. Năm 2013, lễ hội đình làng Hải Châu được UBND quận Hải Châu giao về cho phương Hải Châu tự tổ chức để tiết kiệm kinh phí. Lễ hội Quán Thế Âm hằng năm trở thành sản phẩm du lịch của thành phố. Các lễ hội đình làng Túy Loan, Cẩm Toại, Phước Thái ở huyện Hòa Vang được tổ chức theo hướng tiết kiệm, lành mạnh và chính nhân dân là chủ thể các lễ hội. Thông qua các lễ hội, nhiều hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng – tâm linh của cộng đồng dân cư, đồng thời trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tiêu biểu của thành phố.

Tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, các hình thức khen thưởng hướng về cơ sở

Thành phố Đà Nẵng đã tập trung tuyên truyền các ngày lễ kỷ niệm, các sự kiện lớn của đất nước và thành phố gắn với công tác giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ. Qua đó, thành phố cũng phát động những phong trào thi đua sâu rộng bằng các việc làm cụ thể, thiết thực, có hiệu quả. Việc tổ chức các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước, nghi thức trao tặng, đón nhân danh hiệu tiếp tục giảm về quy mô, thời gian tổ chức, đảm bảo thiết thực, có ý nghĩa và có ý nghĩa giáo dục cao. Các địa phương, đơn vị đã chủ động lồng ghép việc tổ chức hội nghị gắn với việc trao tặng các danh hiệu vinh dự của Nhà nước nhằm tiết kiệm thời gian, kinh phí. Không tổ chức đón tiếp khách tại trụ sở cơ quan trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng, ngày truyền thống của các ban, ngành, đoàn thể....; không tham dự lễ hội và các hoạt động cắt băng khánh thành, động thổ, khai trương khi chưa được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền phân công.

Giải pháp trong thời gian tới

Năm 2014, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước tuy có phục hồi, nhưng còn chậm và nhiều khó khăn thách thức, tác động đến tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng. Vì vậy, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí lại càng quan trọng nhằm góp phần thực hiện tốt việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Đà Nẵng đã đề ra một số giải pháp, kiến nghị để tăng cường hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đó là:

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, sâu rộng Chỉ thị 21-CT/TW của Ban Bí thư, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Ngân sách Nhà nước...

Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về chống lãng phí, tham ô cửa quyền gắn với triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố trong tình hình mới” nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; triển khai thực hiện Chỉ thị 21 của Ban Bí thư gắn với việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác kiểm tra, giám sát; nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, người đứng đầu.

Đưa việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị; xem đây là một tiêu chí đánh giá, bình xét, thi đua hàng năm. Cần có những hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích tốt về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng như phê bình, kỷ lật đối với tập thể, cá nhân làm thất thoát tài sản.

Bảo Châu

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất