(TG) - Chương trình cũng đặt mục tiêu khống chế tốc độ gia tăng các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh tật lứa tuổi học đường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng.
(TG)-Nhiều địa phương ở Lào Cai đã chỉ đạo đưa tiêu chí nói không với tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống vào hương ước các dòng họ và quy ước thôn, bản; lồng ghép các hoạt động truyền thông về phòng, chống tảo hôn vào thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, góp phần tích cực xây dựng đời sống văn hóa, cải thiện chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số.
Tại Việt Nam chỉ có 24% trẻ em dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn và chỉ 22% trẻ được bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Tỷ lệ này có thể thấp hơn đối với nữ công nhân đang làm việc tại các nhà máy vì họ thường cai sữa cho con sớm hơn khi quay trở lại làm việc.
(TG) - Sáng ngày 8/5, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức hội thảo phổ biến báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam.
Khoảng 30% trạm y tế xã thiếu nhân lực cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Do đó, cần xây dựng các chính sách phù hợp để đưa dịch vụ đến tận nơi người dân có nhu cầu.
(TG) - Chiều ngày 7/5, Bệnh viện Lão khoa Trung ương và trường Đại học South Carolina đã tổ chức Hội thảo bàn tròn "Đào tạo và sử dụng hiệu quả nhân viên chăm sóc người cao tuổi tại Việt Nam" tại Hà Nội.
Tự kỷ là một hội chứng dạng khuyết tật phát triển kéo dài suốt cuộc đời khiến người mắc gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm cùng sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng, người tự kỷ sẽ có khả năng phát triển các giá trị bản thân, hòa nhập cuộc sống. Bằng chứng cho thấy, nhiều trẻ tự kỷ đã phát triển các năng lực nổi trội và đóng góp cho xã hội khi trưởng thành.
Sau 9 năm triển khai thực hiện (từ năm 2009 đến nay), Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020 (viết tắt là Đề án 52) đã góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng biển, đảo.
Theo ông Nguyễn Văn Danh, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (Nghị quyết số 21 - NQ/TW) về công tác dân số trong tình hình mới, Tiền Giang tập trung triển khai những giải pháp quyết liệt, tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.
Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số là cánh tay nối dài của ngành y tế trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số. Họ đã góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Mô hình cô đỡ thôn bản cũng là sáng kiến của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng khó khăn.
Thời gian qua, nhờ tăng cường truyền thông đúng hướng nên công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, năm 2017, huyện giảm 33 trường hợp tảo hôn so với năm trước.
Từ một tỉnh có mức sinh cao đứng đầu miền Bắc (năm 1960) với tỷ suất sinh là 45,6%o, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 6,5 con, đến năm 2016 mức sinh trên địa bản tỉnh Phu Thọ đã giảm xuống còn 17,04%o và 2,3 con; tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giảm từ 3,41% xuống 1,18%; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên từ 30% giảm còn 12,3%.
Từ một xã có nhiều hộ nghèo với các tập tục lạc hậu, đến nay bà con các dân tộc ở xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương (Nghệ An) đang dần ổn định cuộc sống và từng bước phát triển kinh tế nhờ thực hiện hiệu quả mô hình không sinh con thứ ba.
Ông Lê Cảnh Nhạc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình cho biết, trong năm 2018, ngành dân số sẽ tập trung để duy trì vững chắc mức sinh thay thế, hạn chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
(TG) - Trong Chương trình hành động số 34-CTr/TU, ngày 29-12-2017 của Tỉnh ủy, thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII về tăng cường công tác dân số, Tỉnh ủy đề ra mục tiêu tổng quát trong thực hiện công tác dân số trong thời gian tới là giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội.