PV: Ông có nhận xét gì về phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới?
PGS.TS Ngô Minh Oanh: Phần
lịch sử Việt Nam, câu I, học sinh phải nắm hệ thống và phải biết lựa
chọn những sự kiện tiêu biểu “in đậm dấu ấn Việt Nam” chứ không trình
bày dàn trải. Yêu cầu trình bày vai trò nhân dân thực chất là hỏi về
nguyên nhân thắng lợi nhưng ở mức độ khái quát cao.
Câu II, học sinh cần phải thuộc một số
sự kiện thể hiện yêu hòa bình, sự nhân nhượng và sách lược “hòa để tiến”
của ta để tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, đuổi quân Tưởng
và có thời gian chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu
dài.
Câu III, nếu thí sinh ôn kỹ thì có thể
làm bài dễ dàng. Nhưng thực tế cho thấy, vì chú trọng các sự kiện lớn mà
học sinh dễ bỏ qua sự kiện này, chưa kể nhiều học sinh còn nhầm thống
nhất đất nước về mặt Nhà nước với thống nhất về lãnh thổ. Câu này sẽ có
một số học sinh không làm được.
Phần lịch sử thế giới, là đề mở hoàn
toàn, vấn đề quan trọng là từ những kiến thức mở đó thí sinh phải làm rỏ
được “những biến đổi to lớn” của các quốc gia Đông Nam Á từ khi giành
được độc lập cho đến nay, đặc biệt là từ sau khi Hiệp hội các nước Đông
Nam Á thành lập và các giai đoạn phát triển của nó. Phần yêu cầu thí
sinh trả lời ASEAN phải làm gì mang tính thời sự hiện nay trong việc
giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Phần liên hệ này theo mạch logic,
không khiên cưỡng.
PV: Theo ông với đề thi như này, thí sinh có khả năng làm bài đến đâu? Ông có thể dự đoán về số điểm thí sinh có thể đạt được?
PGS.TS Ngô Minh Oanh: Nhìn
chung đề hay, đề yêu cầu khái quát cao nhưng không quá khó, thí sinh có
thể làm được những ý chính ở tất cả các câu để “nhặt điểm”. Nhiều học
sinh có thể đạt điểm trung bình, điểm khá trở lên có thể từ 20-30%. Với
cách ra đề như này, tôi dự đoán sẽ có ít thí sinh bị điểm 0, phần lớn
thí sinh sẽ đạt được điểm trung bình.
PV: Theo ông, kỳ
thi tốt nghiệp THPT mà môn Lịch sử không được đặt là môn bắt buộc thì sẽ
ảnh hưởng như thế nào. Liệu có ảnh hưởng tới kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ
không? Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
PGS.TS Ngô Minh Oanh: Năm
nay môn Lịch sử không phải là môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT, nên nếu
em nào có đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử thì có lợi thế hơn vì được
ôn 2 lần, còn em nào không đăng ký thì chắc chắn sẽ phải nỗ lực nhiều
hơn thì mới làm bài đạt kết quả cao.
Việc ra đề Lịch sử như năm nay sẽ góp
phần định hướng cho các trường THPT phải thay đổi cách dạy và học môn
học này theo hướng không nên chú trọng bắt học sinh học thuộc lòng nữa
mà cần chú trọng trang bị cho học sinh năng lực phương pháp, khả năng tư
duy độc lập thì các em mới giải quyết tốt những yêu cầu về học tập và
những vấn đề trong cuộc sống.
PV: Xin cảm ơn ông!./.