Chủ Nhật, 28/4/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Ba, 12/12/2023 14:32'(GMT+7)

Đề xuất, tìm kiếm các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

Các đồng chí chủ trì Diễn đàn.

Các đồng chí chủ trì Diễn đàn.

Ngày 12/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp tổ chức “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng”.

Tham dự có đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng Trung ương; đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Võ Tuấn Nhân, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật; TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội; đồng chí Nguyễn Thái Bình, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật; Đại tá Đỗ Quang Phương, Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an.

Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ, trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn chú trọng gắn kết chặt chẽ giữa công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Từ Đại hội XIII của Đảng đến nay, dấu ấn lãnh đạo kinh tế của Đảng được ghi nhận và thể hiện thông qua cương lĩnh, chiến lược và văn kiện chính thức của Đại hội cũng như các Nghị quyết chuyên đề nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra.

TS.Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn.

 

TS.Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Để làm rõ hơn vấn đề này và đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về kinh tế, Ban Tuyên giáo Trung ương giao Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuẩn bị xây dựng kế hoạch tổ chức Diễn đàn.

Năm 2023, Ban Chấp hành Trung ương và Ban Chấp hành Đảng bộ các Tỉnh ủy, Thành ủy tổ chức sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng các cấp giai đoạn 2020 - 2025. Đây là dịp nhằm đánh giá khách quan, toàn diện, thực chất kết quả đạt được, hạn chế, khuyết điểm qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng như Đại hội Đảng các cấp; đồng thời, bổ sung, xác định nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, mang tính đột phá cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra cho cả nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Diễn đàn là dịp để lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương, các chuyên gia trao đổi, đánh giá việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế đất nước, từ đó nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò của Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững; đánh giá những nội dung, kết quả đã làm được từ đầu nhiệm kỳ tới nay cũng như đề ra các giải pháp thực chủ yếu nhằm thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra trong nửa cuối nhiệm kỳ.

Quang cảnh Diễn đàn.

 

Quang cảnh Diễn đàn.

Phát biểu tại đề dẫn Diễn đàn, PGS.TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật nhấn mạnh ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, có những việc chưa từng có tiền lệ... nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, đòi hỏi vừa phải tập trung giải quyết những vấn đề phức tạp mới phát sinh, vừa phải xử lý các yếu kém, tồn đọng kéo dài từ nhiều năm trước để lại... 

Trong bối cảnh đó, với ý chí và quyết tâm cao và tinh thần “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt”, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã được triển khai quyết liệt, cụ thể hóa thành các nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, các chương trình hành động thiết thực của Quốc hội, Chính phủ, quán triệt sâu rộng tới các bộ, ban, ngành, các cấp, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 36 nghị quyết và 54 kết luận, trong đó có nhiều nghị quyết, kết luận liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phục hồi và phát triển phát triển kinh tế... 

 

Các đại biểu tham dự Diễn đàn.

 

Các đại biểu tham dự Diễn đàn.

Ở nửa đầu nhiệm kỳ này, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng. Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 07-KL/TW ngày 1/6/2021 về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội; các Hội nghị Trung ương 4, 6, 8 khóa XIII đã ban hành Kết luận về tình hình kinh tế - xã hội năm trước, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội các năm sau. Trên cơ sở đó, Quốc hội, Chính phủ cụ thể hóa thành nghị quyết, các chương trình, kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế. Năm 2022, lần đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành 6 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng chiến lược trên cả nước (Trung du, miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng) với thông điệp rất rõ nét. Đó là, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động phát triển nhanh và bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương trong vùng. 

Tại Diễn đàn, PGS.TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đề nghị các nhà khoa học, quý vị đại biểu tập trung thảo luận làm rõ các nội dung:

Một là, phân tích, làm rõ sự cần thiết cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển kinh tế bền vững. Làm rõ những vấn đề đặt ra để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn; nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư công theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. 

Hai là, đánh giá những thành tựu của nền kinh tế qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII; chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm; đề xuất những giải pháp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững trong nửa nhiệm kỳ còn lại cũng như giai đoạn tiếp theo. 

Ba là, đề xuất các giải pháp, kiến nghị khơi dậy, phát huy hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước. Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Bốn là, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,... gắn với tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển đồng bộ các loại thị trường; gắn kết hài hoà, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

 

Đồng chí Lại Xuân Môn - Ủy viên trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu kết luận Diễn đàn.

 

Đồng chí Lại Xuân Môn - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu kết luận Diễn đàn.

Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Mậu, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam phải đối diện với những khó khăn như: Xu hướng chuyển dịch năng lượng diễn ra nhanh, mạnh đã ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển mỏ khí và huy động khí, sản xuất điện của Tập đoàn thấp; Các mỏ dầu khí lớn ở khu vực truyền thống đã qua thời kỳ khai thác ổn định đang trên đà suy giảm sản lượng tự nhiên; các lô/mỏ nhận lại từ nhà thầu nước ngoài chưa có cơ chế vận hành; Việc đầu tư cho tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng ở trong nước gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và trình tự, thủ tục đầu tư, cùng với việc tìm kiếm, triển khai các dự án tốt ở nước ngoài ngày càng khó khăn, cạnh tranh khốc liệt; Thị trường kinh doanh các sản phẩm chiến lược (khí, LPG, xăng dầu, điện, đạm,...), các dịch vụ chủ lực (cung cấp giàn khoan, vận tải lỏng,...) diễn biến xấu, không ổn định.

Trong khó khăn, thách thức chưa từng có, Tập đoàn luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ tích cực của các ban/bộ/ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương liên quan. Vai trò, hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ được khẳng định trong mọi hoạt động của Tập đoàn, từ Tập đoàn đến các đơn vị. 

Đặc biệt, khi giá dầu giảm sâu cũng là lúc dịch bệnh phức tạp, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã tập trung lãnh đạo, dự báo thay đổi, quản trị biến động; quyết liệt phòng chống dịch bệnh COVID-19; bình tĩnh, chủ động, linh hoạt xử lý “khủng hoảng kép”; khắc phục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất - kinh doanh và tại các dự án đầu tư trọng điểm của Tập đoàn.

Nhờ vậy, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam luôn duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp 9-10% ngân sách cả nước trong giai đoạn 2020-2023 (trong 3 năm 2021-2023, toàn Tập đoàn đoáng góp khoảng 428 nghìn tỷ đồng), góp phần rất quan trọng cho sự phát triển GDP của cả nước.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam, Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel nhận định, trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng phổ biến, mà còn là yêu cầu tất yếu, khách quan đối với mỗi quốc gia và trong mọi lĩnh vực. 

"Để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, mang lại lợi ích thiết thực cho dân tộc và cho chính người dân, doanh nghiệp, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp", Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam nói đồng thời cho biết, với vai trò là doanh nghiệp tiên phong chủ đạo kiến tạo xã hội số tại Việt Nam, Viettel xác định tiếp tục đầu tư nguồn lực nghiên cứu làm chủ công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối…).

Bên cạnh ý kiến tham luận của các tập đoàn, Diễn đàn còn nghe tham luận của các đại biểu đến từ các địa phương như: Đồng chí Vũ Mạnh Hà, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Lai Châu tham luận về việc phát triển bền vững;  đồng chí Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên tham luận về phát triển hạ tầng kinh tế số; nghe đồng chí Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Sơn La tham luận về phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương...

Tuấn Đạt

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất