Thứ Hai, 18/11/2024
Thế giới
Chủ Nhật, 5/7/2009 7:44'(GMT+7)

Địa chính trị dầu lửa ở châu Mỹ La Tinh (Phần 4)

Tranh chấp lãnh thổ

Những vụ tranh chấp ở biên giới tái diễn giữa Êquatơ và Côlômbia kết thúc bằng việc hai nước từ bỏ thái độ thù nghịch (các cuộc tranh chấp xảy ra do môi trường thù nghịch) đã củng cố cho cách nhìn nhận các vấn đề này. Càng ngày truyền thống một “Quốc gia châu Mỹ La Tinh” của Bôlivia càng được sử dụng như một công cụ lý tưởng để chấp nhận hành động này. Đặc biệt liên quan đến việc vận chuyển khí đốt, cũng như liên quan đến một số trữ lượng dầu khí quan trọng, vấn đề tranh chấp biến giới lại nổi lên. Một mặt, các cơ sở hạ tầng quan trọng cần phải được xây dựng trong các khu vực “chưa được xác định”, mặt khác một số mỏ khí đốt hay dầu lửa lại nằm vắt ngang trên nhiều nước. Cũng vậy, các “nước láng giềng lớn” xuất hiện như là để thế chân các nước Bắc Mỹ, ví dụ: Braxin thay thế Bôlivia hoặc Paragoay, Côlômbia thay Êquatơ hoặc Panama , Mêhicô thay Belize …. Các nước trên bị nghi ngờ thực hiện âm mưu bành trướng.

Bên cạnh những đường biên giới theo luật pháp, còn nổi lên những đường biên giới khác, theo trật tự khu vực, lĩnh vực kinh tế hay văn hoá. Chúng ta thấy Bôlivia là ví dụ rõ nhất.

Trong sự đối đầu truyền thống giữa người dân da đỏ (Aymaras và Quechuas) với những người da trắng và da màu, giữa những người từng khai thác mỏ (người da đỏ), những người trồng cây côca với những thành phố và những cánh đồng màu mỡ. Một điều mới mẻ nữa tương tự: một mặt giữa đỉnh Altiplano khô cằn (và những người da đỏ) và mặt khác là những thành phố giàu trữ lượng khí thiên nhiên. Các khu vực trên, dựa vào Braxin, đã nhiều lần thông báo rằng việc quốc hữu hoá và chia sẻ các nguồn tài nguyên khí thiên nhiên sẽ có thể dẫn họ đến ly khai.

Đối với người cựu lãnh đạo công đoàn những người trồng cây côca Evo Morales và ngày nay trở thành tổng thống Bôlivia, sự đe doạ này không thể được hỗ trợ nếu không có sự giúp đỡ (hiển nhiên không cần tuyên bố) của Braxin. Lần này, quân đội dường như thấy những quan điểm của ông Morales được chứng minh. Cũng vậy, chúng ta tiến dần tới một điều phiêu lưu mới trong số những điều khác mà lần này lý do đặc biệt gắn liền với quân bài địa chính trị mới trong quản lý nguồn năng lượng hoá thạch. Bôlivia đã trở thành nước xuất khẩu khí đốt thứ hai sau Vênêzuêla. Quan hệ thân mật giữa hai tổng thống Chavez và Morales (và cả những kế hoạch chính trị) tạo cho cuộc xung đột trên một phạm vi toàn lục địa và báo trước những căng thẳng sẽ không chỉ hạn chế trong khung cảnh của Bôlivia. Chừng nào ông E. Morales làm dấy lên một vấn đề khác, sự kết thúc một chính sách chuyên trấn áp và loại bỏ cây côca sẽ lan sang cả nước Pêru láng giềng. Vẫn còn một ví dụ nữa về sự yếu ớt của “ưu thế” Bắc Mỹ.

Nền kinh tế dầu lửa là một nền kinh tế hội nhập: Hơi ít một chút ở cấp khu vực nhưng hoàn toàn mạnh ở cấp thế giới. Lý do chính của sự hội nhập này, ngoài nhu cầu ngày càng thúc ép về việc đa dạng hoá nguồn nhiên liệu còn là nhu cầu của phương tiện giao thông. Tức là con đường hàng hải mà qua đó hơn 80% hydrocarbure được vận chuyển. Các con đường tiếp cận dầu khí còn phụ thuộc vào đường ống dẫn, ngay cả tại những nước đang nổi lên như Nga vẫn tồn tại từ lâu và những đường ống được xây dựng ở Trung Á, Cápcadơ đã ghi nhận những điều bất ngờ do tình trạng tại Liên Xô và sự bất lực của Nga trong việc kiểm soát khu vực ảnh hưởng của mình.

Đó cũng là một tình huống gần giống với tình huống của châu Mỹ La Tinh vì một lý do khác: các công ty dầu lửa phương Tây trong giai đoạn 1990-2000 đã cố gắng vượt qua những yếu tố địa chính trị và khu vực bùng nổ chiến tranh Cápcadơ, tin rằng những khoản tiền hối lộ rót vào và lợi nhuận đầy hứa hẹn sẽ giúp giải quyết các tranh chấp nghiêm trọng như tranh chấp ở Haut Karabakh. Họ phải mất 10 năm sau mới hiểu rõ sai lầm.

Về phần mình, thị trường khí đốt không phải toàn cầu. Điều này gắn liền với các điều kiện kỹ thuật giao thông: giả sử cơ sở hạ tầng rất xấu. Để hạn chế giá thành, các khu vực tiêu thụ và sản xuất cần phải được đặt gần nhau nhất có thể. Người ta cũng nói tới một thị trường khu vực mà tại đó một khu vực sản xuất có thể đặt gần khu vực tiêu thụ. Ngược lại với thị trường dầu lửa, trong thị trường khí đốt khả năng cung cấp gắn liền với khả năng sản xuất tại các khu vực liên quan.

Cũng vậy, quả thực sự an toàn của việc cung cấp khí đốt được thể hiện thông qua việc đa dạng hoá các con đường cung cấp (để phòng ngừa mọi rủi ro trong vận hành: tổn thất trong chuyên chở, khủng bố…). Nhưng sự an toàn còn đặc biệt được thể hiện qua tiếp xúc ngoại giao song phương, việc này đóng vai trò chính. Bởi nó cho phép đơn giản hoá các điều kiện thăm dò (đầu tư…) và vì vậy bảo đảm một sự lạc quan nào đó trong khi khai thác. Điều này bảo đảm tốt mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Thị trường khí đốt khác với thị trường dầu lửa bởi nó dựa trên một lô gích khu vực và một sự hợp tác chính trị được thúc đẩy hơn.

Tiếp xúc chính trị, hoạt động song phương và đặc biệt một lô gích khu vực sẽ giả định trước ít xích mích nhất có thể. Vì vậy, các mỏ khí thiên nhiên tồn tại sẽ phát sinh tranh chấp và điều này luôn là vấn đề quan trọng. Trách nhiệm của các nhà sản xuất hydrocarbure lịch sử trong khu vực, sự tái xuất hiện vấn đề tranh chấp biên giới cũng là những vấn đề kéo theo chủ nghĩa duy lý và quyền kiểm soát khu vực, được coi là điều kiện tiên quyết để khai thác.

Sự lôn xộn liên quan “chủ nghĩa đế quốc Mỹ và toàn cầu hoá”, việc xuất hiện nhiều chế độ và các giọng điệu, song cũng với những lời ca tụng một “chủ nghĩa tự do kinh tế điên cuồng” tại những nước từ lâu đã nằm ngoài quá trình toàn cầu hoá và tồn tại trong mình sự chênh lệch kinh tế xã hội lớn trong khu vực đã dẫn đến ý tưởng của một lục địa “bất ổn” giả tạo.

Trong cuộc chơi này, việc quản lý di sản năng lượng trước tiên đã trở thành một biểu tượng, được coi là “chìa khoá độc lập” hay “dấu hiệu đầu hàng”. Trong các hoạt động, nền kinh tế hydrocarbure tại châu Mỹ La Tinh tỏ ra rất tinh vi và thực dụng. Vào thời điểm mà người ta tuyên bố quốc hữu hoá khí đốt, ví dụ tại Bôlivia, người ta thông qua các thoả thuận liên hợp tài chính với các công ty đến từ ba lục địa (châu Mỹ, châu Âu, châu Á).

Tuy nhiên, vấn đề thực sự cũng xuất hiện tại đây, mọi yếu tố kể trên có xu hướng ấn định một phần lớn các giọng điệu về “sản phẩm hoá dầu”. Những quan chức chính trị đã bỏ rơi hầu như toàn bộ những chủ đề khác.. Sự ấn định này tác động như một tấm gương làm sai lệch mọi báo cáo về những vấn đề phát triển và đặc biệt quét sạch mọi sắc thái. Sự ấn định này trở thành một vật cản lớn cho quá trình hợp tác khu vực và việc áp dụng quan hệ nhẹ nhàng hơn với Mỹ. Chừng nào Washington còn có xu hướng nhìn một mắt, thậm chí ngày nay vẫn còn để phân biệt tốt xấu sự phát triển này và không đồng hóa ván bài mới trong khi vẫn duy trì khá nhiều những giọng điệu hiếu chiến. Đó vẫn còn là một dấu hiệu chứng tỏ sự yếu kém nào đó.

Vượt lên trên sự đối lập giữa hành động và những giọng điệu hiếu chiến bùng phát chủ nghĩa dân tộc, sự ngờ vực và một sự quản lý tương đối cổ điển thực tế liên quan ngành công nghiệp hóa thạch, hiện tồn tại một thách thức thực sự. Nền kinh tế khí đốt (song cũng liên quan đến một phần lớn các cơ sở hạ tầng dầu lửa cần dùng ở trong nước) liên quan đến một nền hòa bình và một lệnh chi trả rộng lớn. Qua phương tiện nào và qua ai lại có thể có một nhiệm vụ như vậy? Sức mạnh của diễn văn chính trị, biến năng lượng thành một biểu tượng, trở thành một vật cản trong việc sử dụng các điều kiện trên. Cũng như vậy, rủi ro trở nên rõ nét khi đẩy những nhà lãnh đạo các công ty dầu lửa phá sản do “những rủi ro” trong quản lý trực tiếp và thực hiện những khoản đầu tư quan trọng. Không phải vì những khoản đầu tư đó không được lên chương trình mà bởi vì người ta ngày càng có xu hướng cần đến “những khoản đầu tư có rủi ro cao”, đến từ phần bí mật của hệ thống tài chính. Vả lại, lĩnh vực dầu lửa không được chuẩn bị để thích hợp với những hình thức đồng quản lý được đổi mới như hình thức được Tổng thống Evo Morales hay Tổng thống Lulla đề xuất. Thường quen với các khoản đầu tư lớn và dài hạn, lĩnh vực dầu lửa đánh giá khuôn khổ pháp luật và hành chính ở mức trung bình, điều này không trao cho lĩnh vực dầu lửa sự toàn quyền hành động. Cũng như vậy, vấn đề chuyển nhượng một vùng lãnh thổ luôn đối lập với khái niệm “đất mẹ”, đó là cơ sở để đưa ra yêu sách của người thổ dân châu Mỹ và dự báo một thỏa thuận kiểm soát chặt chẽ lãnh thổ của Nhà nước, mong muốn chuyển đổi các công ty thành các công ty cung cấp dịch vụ.. Điều này đặt ra cho các công ty vấn đề về sự hiện diện lâu dài của họ và làm cho các công ty do dự trong việc đảm đương phần đầu tư lớn nhất.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất