(TCTG)- Nguy cơ trông thấy không gian châu Mỹ La Tinh dần bị gạt ra ngoài lề các dòng năng lượng thế giới là một thực tế.
Sự kiện và con người
Lý do thì có nhiều. Trước tiên, một số lĩnh vực gắn liền với nền kinh tế năng lượng của Mỹ hiển nhiên phải chấp nhận thực tế là chúng không còn đóng vai trò trung tâm nữa và còn tùy thuộc vào đóng góp của những lĩnh vực này cho ‘‘sự ổn định’’ của lục địa. Thật nghịch lý là những lĩnh vực này đã bị thay thế tại chỗ bởi một bài diễn văn giải phóng do các lực lượng và tầng lớp ‘‘chống Mỹ’’ tuyên bố (và điều này có thể hiểu được). Các lực lượng trên tập hợp những xu hướng khác nhau giữa mở cửa thị trường (toàn cầu hóa) và chủ nghĩa can thiệp Bắc Mỹ. Ít nhất thì điều này cũng là một sai lầm về sách lược. Bởi vì mở cửa thị trường đã cho phép các nước như Trung Quốc, Nhật Bản hay Pháp xâm nhập mạnh mẽ vào trong nước. Lợi ích của các nước này có thể bị Washington ‘‘đánh bại’’ chóng vánh song đầy khó khăn.
Nếu những nước sản xuất dầu lửa lớn (Mêhicô, Vênêzuêla, Braxin hay Áchentina) dường như đã hiểu được vấn đề thì các nước còn lại của châu Mỹ La Tinh không như vậy.
Song song với đó, trong quy chế mới ‘‘phóng túng’’ của mình, - không vì thế mà loại bỏ hết sự bất ổn định của riêng họ-, bốn nước trên có xu hướng đóng vai trò can thiệp. Điều này trở nên khó chịu đối với những nước khác của lục địa. Ngay cả khi khả năng quay lại quá khứ cũng hạn chế, hiển nhiên là những điểm trên đã trở thành những phương tiện hành động của Mỹ, nước này vun đắp và nuôi dưỡng cuộc chiến tranh miệng với những nhà lãnh đạo các nước như Vênêzuêla hay Bôlivia, nhấn mạnh một cách thái quá sự mất ổn định chính trị, đề xuất những hợp đồng trong các công ty cổ phần bề ngoài có vẻ tốt hơn các hợp đồng của những nước mới nổi.
So với một thực tế (bằng sự việc nhẹ nhàng hơn là vẻ bề ngoài), sự lo ngại trên, được thay thế bởi các tổ chức tài chính, đã kìm hãm những nguồn đầu tư hợp lý và mở toang cánh cửa cho những nguồn đầu tư khác, song nguồn tài chính đến từ nước ngoài và từ thị trường trái phiếu là ít. (Chừng nào những hành động cụ thể không đánh bại được các nước châu Mỹ La Tinh) Mỹ sẽ công khai chế giễu, đây được coi như một nguồn bổ sung cho ‘‘sự mất ổn định của châu Mỹ La Tinh’’.
Đó là một cái vòng luẩn quẩn. Nhưng cũng chính nó chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm tàng. Giữa thực tế và ảo ảnh, giữa ẩn ý của những nước này và chủ nghĩa dân túy cực đoan của những nước khác, giữa những quy định thuế quan đặc biệt và những nguồn đầu tư nghi ngờ hiện lên một quá trình bất ổn làm suy mòn và sẽ làm suy mòn châu Mỹ La Tinh trong tương lai.
Việc các lĩnh vực nghi ngờ nhất và gây nhiều tranh cãi về tài chính quốc tế - gắn liền với các hoạt động rửa tiền, hay tham ô tiền bạc quy mô lớn- chiếm lĩnh nền kinh tế hóa dầu đã đưa châu Mỹ La Tinh vào các cuộc vận động tạo vốn đầy nghịch lý liên quan đến không chỉ vốn của họ mà còn các lĩnh vực bí mật: tội phạm có tổ chức, tài chính, các cơ quan mật vụ và chủ nghĩa khủng bố. Cũng vậy, vụ bê bối của Ngân hàng New York, vụ ‘‘đổi dầu lấy lương thực’’, một chuỗi các dự án bất động sản đều liên quan tới những nhân vật quan trọng của Mỹ. Những nhân vật này rất chủ động tại châu Mỹ La Tinh (đầu tư vào ngành dầu khí) cũng như trong không gian Ca-ri-bê (các công ty tài chính tín dụng, hóa dầu, bất động sản…), song cũng có tại những nước xuất phát của họ (Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Đảo Corse-Pháp, Hà Lan…).
Điều ngạc nhiên là toàn những nhân vật trong quá khứ rất trì độn (như R. Spadaro ở Saint Martin, Italia), những nhân vật quan trọng của Mỹ dĩnh líu đến những vụ bê bối (như Marc Rich được Tổng thống Clinton đặc xá) hay Oscar Wyatt, một trong 4 nhân vật bị kết tội dinh líu đến vụ bê bối ‘‘đổi dầu lấy lượng thực’’ của Mỹ. Tuy nhiên, một một số nhân vật rất năng động ở Ca-ri-bê và ở châu Mỹ La Tinh (như nhà buôn vũ khí Bout) – nằm trong danh sách truy nã của Interpol, FBI hay Cơ quan Chấp hành Luật Ma túy (DEA) từ lâu. Những nhân vật khác (như Deniz Oscan người Thổ Nhĩ Kỳ-Chủ các sòng bạc ở Ca-ri-bê) cũng nằm trong danh sách đen của cảnh sát tại đất nước họ.
Đối mặt với sự không đồng nhất của các tác giả và chiến lược của họ, biên giới giữa sự tôn trọng luật pháp và tôn trọng những cam kết chính trị và kinh tế ngày càng trở nên mâu thuẫn nhau, đôi khi đặt ra những vấn đề nghiêm trọng cho một số người và mở ra triển vọng cho những người khác. (Ví dụ: Oscar Wyatt là một trong số hiếm những doanh nhân tuyên bố đối đầu với gia đình Bush). Những tình huống không chắc chắn được tạo ra cũng kéo theo những hoàn cảnh riêng tư, theo chủ nghĩa nghiệp đoàn và các chính sách hỗ trợ phát triển những hoạt động tham nhũng và tội phạm, và hướng trọng tâm vào những liên minh lớn mạnh tập trung xung quanh những nhóm có quyền lực hạn chế, và những liên minh có thể thích nghi với những nhóm bên ngoài. Thực tế, các cá nhân kể trên là những ‘‘mặt trăng già cỗi’’ đã hành động tại Irak, Nam Phi (khi bị cấm vận) và tại Afghanistan như nhà buôn vũ khí Nga Mogilevitch, ông chuyển đổi không ngừng thân phận ‘‘bạn đường’’ (Afghanistan, Libêria, Ăngôla) sang thân phận ‘‘kẻ thù số 1 của công chúng’’.
Để chống lại những chỉ trích về quản lý tồi và về việc thành lập ngân hàng ở nước ngoài có nhiều nghi vấn, Chính quyền quần đảo Grand Caiman đã đáp lại rằng quần đảo Grand Caiman sẽ quản lý chuyên về những tài sản thuộc về Nhà nước. Ví dụ : cũng như chính quyền của ‘‘Nhà nước Fujimori’’ hay của Mêhicô thời Salinas de Gottari. Qua đó cho thấy kết luận chính là: những nguy cơ kể trên đã sinh ra những ‘‘Nhà nước chịu ảnh hưởng’’ hay nhà nước và tư nhân, người chính ngạch và không chính ngạch, họ nhóm họp lại để tạo ra triển vọng cho sự phát triển kinh tế phi lý và phạm pháp.
(Hết)