Thứ Hai, 18/11/2024
Thế giới
Chủ Nhật, 5/7/2009 20:36'(GMT+7)

Irak kêu gọi Washington không can dự vào công việc nội bộ của nước này

Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki

Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki

Trong một cuộc nói chuyện trên kênh truyền hình nhà nước Irak, ông Ali Dabbagh-người phát ngôn của Chỉnh phủ Irak đã tuyên bố: Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cần “chuyển đến tổng thống Mỹ nguyện vọng chung của người dân Irak mong muốn được tự giải quyết các công việc của họ”.

Ông cũng nói thêm: “Chúng tôi không mong muốn những nước khác can dự vào các công việc của chúng tôi bởi mọi thứ sẽ phức tạp thêm và không gì có thể giải quyết được. Đây là một thông điệp mà ông ta phải chuyển”.

Ông Biden, tới Irak vào tối thứ năm sau khi được Tổng thống Obama giao cho nhiệm vụ giúp ổn định tình hình chính trị của Irak, đã đe doạ các quan chức chính quyền Irak rằng Mỹ có thể sẽ không có mặt để giúp đỡ nếu Iraq quay lại với tình trạng bạo động phe phái như trước đây.

Mỹ hài lòng với việc bạo lực giảm đáng kể tại Irak, song ngược lại đã bày tỏ sự phẫn nộ về những chậm trễ trong cải cách thể chế để có thể ngừng gây chia rẽ giữa những người Chiit, Kurd và Sunnit.

Hôm thứ 6, một quan chức cao cấp Irak tiết lộ nội dung các cuộc thảo luận giữa nhân vật số hai của Mỹ với các nhà lãnh đạo Irak, trong đó có Thủ tướng Nouri al-Maliki: “Nếu bạo lực tiếp diễn, điều này sẽ thay đổi mọi cam kết của chúng tôi. Ông Biden đã bày tỏ thẳng thắn quan điểm trên”.

Trong khi tuyên bố hỗ trợ và viện trợ cho Bagdad song chính quyền của ông Obama cũng cho biết do dự “có giúp đỡ Irak một lần nữa không bởi nếu một số hoạt động gây chia rẽ nổ ra, Irak sẽ lại sụp đổ”.

Trước căng thẳng mới trong quan hệ Irak-Mỹ, chính phủ Irak đã cố gắng không làm mếch lòng người đồng minh của mình, nước đã rút quân khỏi các thành phố Irak hôm 30/6 vừa qua và sẽ rút hết quân đội về nước vào cuối năm 2011.

Ông Ali Dabbagh đã chỉ rõ: “Chúng tôi muốn quan hệ tốt với Mỹ. Chúng tôi chia sẻ với lo lắng của Mỹ, điều này là hợp lý bởi vì các bạn muốn thấy kinh nghiệm của mình được Irak tiếp nhận thành công”. “Nhưng chúng tôi có thể giải quyết mọi vấn đề giữa chúng tôi trên cơ sở Hiến pháp và một sự đồng thuận giữa các phe phái, đặc biệt về vấn đề quan hệ giữa khu vực người Kurd và chính phủ trung ương. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã rõ ràng về vấn đề này vì không có điều gì mập mờ cả”.

Cùng ngày, ông Biden đã tham gia lễ kỷ niệm ngày quốc khánh Mỹ bằng việc tham gia buổi lễ nhập quốc tịch Mỹ cho 237 binh lính đến từ 59 nước khác nhau, trong đó có nhiều người châu Mỹ La Tinh tại một dinh thự của cố Tổng thống Saddam Hussein.

Tại buổi lễ, ông Biden đã phát biểu: “Những nhà ngoại giao và công dân Mỹ sẽ tập trung nỗ lực để giúp đỡ người dân Irak đạt được một thoả ước chính trị mở ra con đường hoà bình và an ninh”.

Phó Tổng thống Mỹ nhấn mạnh: Thoả ước-bị trậm trễ do mâu thuẫn sâu sắc giữa các cộng đồng người Irak-cần phải cho phép “xây dựng một chính phủ có khả năng bảo đảm an ninh và thành lập các đơn vị mà mọi công dân Irak có quyền tham gia”. Chính quyền Irak vẫn còn “một công việc lớn và khó khăn cần phải làm”.

Sau cùng, với một thứ ngôn ngữ trắng trợn, ông Biden đã nói thêm: buổi lễ nhập quốc tịch này “đã diễn ra trong một dinh thự của Saddam, không gì kém hơn. Lúc này, người con của xứ sở này đang nằm trong mộ”.

  • Quỳnh Phụ Theo AFP
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất