Trong khoảng thời gian phát triển từ chiếc máy tính bỏ túi đầu tiên đến máy tính bảng ngày nay, có rất nhiều thiết bị tạo nên dấu ấn trong cuộc cách mạng máy tính cầm tay này.
Một số sản phẩm đã thành công vang dội nhưng một số khác đã thất bại. Dưới đây là danh sách 15 thiết bị đó.
HP-35 - Máy tính điện tử khoa học cầm tay đầu tiên năm 1972
Tháng Giêng năm 1972, các kỹ sư HP đã tạo ra chiếc máy tính điện tử khoa học bỏ túi đầu tiên trên thế giới, hiển thị số bằng đèn LED. Không giống như các máy tính cầm tay đơn giản được giới thiệu trước đó, HP -35, có giá 35 USD chỉ bé trong lòng bàn tay và giống như một máy tính di động thực sự.
1979 - Thiết bị chơi game cầm tay đầu tiên
Năm 1979, Milton-Bradley đã phát hành thiết bị chơi game cầm tay đầu tiên trên thế giới - Microvision. Thiết bị cho phép người dùng chơi nhiều phần mềm tùy ý trên một thiết bị duy nhất.
Microvision trang bị CPU, màn hình LCD đen trắng với 12 nút cao su điều khiển và nguồn pin 9V. Nhìn chung, sản phẩm Microvision không bán chạy nhưng 10 năm sau đã có một vài công ty bắt chước thiết kế phần mềm và kiểu modul của loại máy này.
1980 - máy tính (Computer) bỏ túi đầu tiên - TRS-80 Pocket Computer
Trước thời kỳ tên tuổi BlackBerry ra đời, bàn phím QWERTY đã được sử dụng cho máy tính (calculator) cho phép lưu trữ, lập trình trên thiết bị. TRS-80 Pocket Computer (PC1) giá 250 USD, trang bị màn hình LCD 24 ký tự, tích hợp sẵn ngôn ngữ lập trình Basic và các cổng kết nối máy in, lưu trữ trên bộ nhớ ngoài.
1984 - máy tính bỏ túi thực hành đầu tiên trên thế giới - Psion Organiser
Sản phẩm có cơ sở dữ liệu và bộ nhớ lưu trữ mở rộng EPROM nhưng chưa có hệ điều hành. Sản phẩm có 36 phím bấm gồm các ký tự và một số phím điều khiển. Hai năm sau phiên bản Psion Organiser thế hệ thứ hai triển khai có thiết kế kiểu netbook gập giống như chiếc Series 5 của năm 1997.
1989: Poqet PC
Poqet PC được coi là sản phẩm "đi trước thời đại" tiêu biểu cho dòng máy tính bỏ túi (Pocket PC). Sản phẩm trang bị bộ nhớ RAM 640KB và bộ nhớ lưu trữ có thể mở rộng trong một thiết kế vỏ sò. Sản phẩm còn có thể truy cập các dịch vụ trực tuyến qua dial-up.
1993: Apple Newton MessagePad
Trước iPad, iPhone, iPod touch và thậm chí là trước Palm Pilot - PDA màn hình cảm ứng đầu tiên trên thế giới, năm 1993, Apple đã giới thiệu Newton MessagePad. Thiết bị này đưa ra ý tưởng sử dụng màn hình cảm ứng và bút trên các thiết bị, thậm chí máy bao gồm cả tính năng nhận dạng chữ viết, mặc dù ban đầu tính năng này hoạt động chưa thực sự tốt. Mẫu Newton MessagePad gốc không đồng bộ được với Mac hay PC.
1996: Palm Pilot
Đây là thiết bị trợ giúp cá nhân cầm tay đầu tiên trên thế giới.
1996: Nokia 9000 Communicator
Đây được coi là điện thoại thông minh đi trước thời đại của Nokia. Sản phẩm trang bị bàn phím QWERTY và màn hình 640x200 điểm ảnh. Máy có thể nhắn tin, gửi mail, truy cập Internet,…
1999: RIM BlackBerry
Với màn hình đơn sắc loại nhỏ và bàn phím QWERTY, chiếc BlackBerry đầu tiên của RIM dành cho nhắn tin và các chức năng PDA. Năm 2003, dòng BlackBerry phát triển thành dạng điện thoại thông minh với màn hình màu lớn hơn và hỗ trợ 4 băng tần, cho phép nhắn tin SMS và lướt web.
2000: Compaq iPAQ
Compaq iPAQ tạo ra thiết bị cầm tay theo phong cách mới với màn hình cảm ứng chiếm chọn toàn bộ mặt máy. Sản phẩm gồm có các phiên bản Windows và Office dành cho di động, có thể truy cập Internet qua WiFi, nghe nhạc,…
2004: OQO Model 01
Model 01 được ghi vào kỷ lục Guinness thế giới là máy tính đầy đủ tính năng có kích cỡ nhỏ nhất. Sản phẩm đã định nghĩa nên thị trường dành cho các thiết bị internet di động (MID), máy tính bảng Internet hay PC siêu di động. Model 01 đã mở màn cho Samsung Q1, Nokia 770 và một loạt sản phẩm Archos tiến vào thị trường này.
2007: Apple iPhone
Máy nghe nhạc cầm tay, điện thoại camera, thiết bị chơi game, máy tính, GPS, PDA và thậm chí cả smartphone đã có mặt trên thị trường trước năm 2007, nhưng có lẽ iPhone của Apple chính là sản phẩm tạo ra dấu ấn đặc biệt về điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng rộng. Sản phẩm được ca ngợi như một cuộc cách mạng về màn hình cảm ứng nhạy, mô hình kho ứng dụng tạo ra tiêu chuẩn cho làn sóng smartphone sau này.
2008: HTC Dream / T-Mobile G1
HTC Dream / T-Mobile G1 là điện thoại đầu tiên trên thế giới cài hệ điều hành Android của Google. Dream cung cấp thời lượng sử dụng pin lâu hơn, giá rẻ hơn và trang bị bàn phím QWERTY dạng trượt. Sau này, Android đã dần trở thành nền tảng được dùng phổ biến hiện nay, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Apple và là “vũ khí” mới để các nhà sản xuất hạ bệ những tên tuổi lớn ra khỏi thị trường di động.
2010: Apple iPad
Tuy không phải là máy tính bảng đầu tiên trên thị trường nhưng iPad của Apple lại định hình nên loại sản phẩm này và tạo ra cơn sốt cho người dùng về dòng máy tính bảng. Sản phẩm trang bị màn hình cảm ứng đa điểm cỡ 9,7-inch, hỗ trợ kết nối Wi-Fi và 3G cùng hàng chục nghìn ứng dụng hỗ trợ. iPad vừa là thiết bị giải trí đa phương tiện, lướt web, vừa là thiết bị đọc sách điện tử.
2010: Samsung Galaxy Tab
Samsung Galaxy Tab- Máy tính bảng Android đầu tiên trên thị trường. Sản phẩm có kích cỡ 7-inch, nhỏ hơn, nhẹ hơn vả rẻ hơn so với iPad của Apple. Sản phẩm hỗ trợ Flash trong khi Apple không cho phép điều đó trên iPad.
Galaxy Tab ra đời đã mở màn cho một loạt máy tính bảng như Motorola Xoom và hàng loạt thiết bị Android khác ra đời với giá thậm chí xuống dưới 200USD. /.
Tuệ Minh - VnMedia