Thứ Ba, 1/10/2024
Đời sống
Chủ Nhật, 11/9/2011 10:50'(GMT+7)

Điện Biên nỗ lực thực hiện các chính sách dân tộc

Dự án hỗ trợ phát triển dân tộc Si La bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé xây dựng 4 bể nước sạch cho bản, hiện nay các bể đang phát huy hiệu quả.

Dự án hỗ trợ phát triển dân tộc Si La bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé xây dựng 4 bể nước sạch cho bản, hiện nay các bể đang phát huy hiệu quả.

 
Theo số liệu điều tra mới của Cục Thống kê, tỉnh Điện Biên có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển KT - XH đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tổ chức thực hiện sáng tạo các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tiễn của địa phương. Từ đó góp phần đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, từng bước ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Từ năm 2000 - 2010, Đảng, Chính phủ quan tâm hỗ trợ đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua Chương trình 135 giai doạn I, đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, giai đoạn II bình quân gần 1,5 tỷ đồng/xã để xây dựng các công trình dân sinh thiết yếu như: giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá, điện sinh hoạt, trung tâm cụm xã và gần 300 triệu đồng/bản đặc biệt khó khăn của xã khu vực II. Chương trình 135 đã góp phần củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong tỉnh. Chương trình 134, hỗ trợ 14.995 hộ dân tộc thiểu số nghèo, tổng vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng, xây dựng trên 200 công trình nước sinh hoạt, sửa chữa, làm mới nhà ở. Bên cạnh các chương trình, dự án của Trung ương hỗ trợ đầu tư, Chương trình phát triển KT - XH vùng cao bằng nguồn ngân sách của tỉnh (Chương trình 252 bản) từ năm 2001 - 2010 cũng đã đầu tư gần 136,9 tỷ đồng, hỗ trợ giải quyết những bức xúc về đường giao thông nông thôn, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt, lớp học ở bản, nhà sinh hoạt cộng đồng. Đến thời điểm này 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã trong mùa khô. Các công trình thủy lợi đã làm tăng thêm diện tích tưới tiêu, 80% số dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, xây dựng chợ, trường học, trạm y tế xã, điện sinh hoạt cũng được quan tâm đầu tư...
Các chương trình mang lại hiệu quả cao về KT - XH, quốc phòng - an ninh được giữ vững, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc và các vùng miền trong tỉnh; củng cố niềm tin yêu của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ. Bên cạnh đó còn có các chính sách giúp đồng bào trong tỉnh phát triển sản xuất, chăn nuôi, giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt như: Hỗ trợ vật nuôi, cây trồng, muối i ốt, dầu hỏa, chế biến tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ học sinh con hộ nghèo đi học, cải thiện vệ sinh môi trường, trợ giúp pháp lý, hoạt động văn hóa thể thao, vay vốn phát triển sản xuất không lãi suất, ổn định định canh, định cư... Nhiều mô hình sản xuất giỏi theo hướng sản xuất hàng hóa; mô hình nông thôn mới, giúp nhau làm kinh tế gia đình đã được hình thành khởi nguồn từ sự tác động của các chính sách dân tộc...
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những vấn đề cần khắc phục, đó là: tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; số hộ thoát nghèo chưa bền vững cao; chất lượng nguồn nhân lực thấp; kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn, yếu kém chưa đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH của địa phương. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp. Tình trạng dân di dịch cư tự do kéo dài và có xu hướng gia tăng. Hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo diễn biến phức tạp. Tệ nạn buôn bán, sử dụng các chất ma túy, đốt phá rừng, vệ sinh môi trường chưa tốt, bản sắc văn hóa dân tộc bị mai một...
Để công tác dân tộc của tỉnh trong thời gian tới đạt nhiều kết quả hơn nữa, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cùng phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội, các lực lượng vũ trang và vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín để vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH, chung tay, góp sức vì sự nghiệp phát triển của các dân tộc thiểu số và góp phần thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Ông Lò Văn Thoạn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho biết: “Hàng năm, Ban Dân tộc xây dựng kế hoạch, có cơ chế rõ ràng, phối hợp với các cấp các ngành, các địa phương trong việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Song song với việc phát triển kinh tế - xã hội, chúng tôi chú trọng đến vấn đề củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc. Đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cũng là nơi chống phá của các thế lực thù địch mà tâm điểm là chủ nghĩa ly khai dân tộc. Do đó đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ cơ sở các cấp trong hệ thống chính trị ở tỉnh ta hiện nay là rất cần thiết.
Sau hơn 8 năm chia tách hai tỉnh Lai Châu - Điện Biên, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Điện Biên đã đạt được những thành tựu trong sự nghiệp đổi mới của tỉnh có vai trò đóng góp to lớn của các dân tộc thiểu số và không phải ai khác, chính đồng bào đang được thụ hưởng những thành quả lớn lao mà sự nghiệp đổi mới đất nước mang lại.

Tô Hợp/Điên Biên 
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất