Thứ Năm, 5/12/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Ba, 25/10/2022 13:5'(GMT+7)

Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Tỉnh uỷ Đắk Lắk

Đồng chí Lê Hải Bình, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Lê Hải Bình, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại buổi làm việc.

Làm việc với Đoàn công tác có đồng chí Phạm Minh Tấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Đắk Lắk, các ban, sở, ngành của Tỉnh Đắk Lắk. 

PHÁT HUY THẾ MẠNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 

Tại buổi làm việc, đồng chí Trịnh Dũng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đắk Lắk cho biết, Đắk Lắk là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, phía Tây giáp với tỉnh Mondulkiri - Vương quốc Campuchia; với đường biên giới dài hơn 71 km đi qua 4 xã thuộc 2 huyện Buôn Đôn và Ea Súp; dân số hơn 1,9 triệu người, có 47 dân tộc cùng sinh sống. Tỉnh có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (13 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố) với 184 xã, phường, thị trấn; trong đó có 30 xã được xác định là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự (năm 2011 có 70/152 xã); có 4 tôn giáo chính: Công giáo, Phật giáo, Cao đài và Tin Lành với hơn 600.000 tín đồ, chiếm khoảng 1/3 dân số toàn tỉnh.

Quang cảnh buổi làm việc.

Quang cảnh buổi làm việc.

Những tháng đầu năm 2022, cùng với nhiều địa phương trên cả nước, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nhiều khó khăn, thách thức khi dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca nhiễm mới tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trong đó ghi nhận nhiều ca mắc mới trong cộng đồng, gây ra những tác động lớn tới mọi mặt của đời sống Nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Song, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đoàn kết thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và sự ủng hộ của Nhân dân, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang được kiểm soát tốt; kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng đầu năm tăng trưởng khá; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt khá; sản xuất nông nghiệp duy trì đà tăng trưởng;chỉ số sản xuất công nghiệp tăng mạnh do các nhà máy chế biến hoạt động ổn định và một số dự án, nhà máy điện gió, điện mặt trời có quy mô lớn đã đi vào hoạt động, phát điện thương mại;tổng thu NSNN trên địa bàn, huy động vốn đầu tư toàn xã hội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng cao; doanh thu từ các hoạt động dịch vụ, du lịch duy trì ở mức tăng trưởng khá; các hoạt động văn hóa, thể thao, giải quyết việc làm và an sinh xã hội, giảm nghèo tiếp tục được quan tâm thực hiện; công tác cải cách hành chính đạt được hiệu quả tích cực, các chỉ số CCHC đều tăng hạng so với năm 2020. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được tăng cường, giữ vững; chủ động nắm chắc tình hình ngoại biêntỉnh Mondulkiri. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục được quan tâm thực hiện, đảm bảo yêu cầu trong tình hình mới; hoạt động của chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội có chuyển biến tích cực.

Về tình hình, kết quả một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh 9 tháng năm 2022Qua 9 tháng năm 2022, Tổng thu ngân sách nhà nước ước của Tỉnh thực hiện là 6.868 tỷ đồng, bằng 83,76% kế hoạchtăng 20,36% so với cùng kỳ, trong đó: Thuế và phí 4.433 tỷ đồng, biện pháp tài chính: 2.170 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước ước thực hiện là 11.662 tỷ đồng, bằng 64,83% KHgiảm 0,96% so với cùng kỳ.

Hoạt động xuất, nhập khẩu có nhiều chuyển biến tích cực. Xuất khẩu ước đạt 1.165 triệu USD, bằng 97,1% KH, tăng 43,9% so với cùng kỳ. Nhập khẩu ước đạt 280 triệu USD, bằng 294,74% KH, giảm 27,49% so với cùng kỳ (do các dự án công nghiệp đã nhập đủ trang thiết, bị máy móc).

Các chính sách dân tộc được tập trung triển khai thực hiện, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện; tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản ổn định, ngành nghề truyền thống được quan tâm, gìn giữ. Tình hình sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, công tác quản lý nhà nước được thực hiện chặt chẽ; xây dựng mối quan hệ tốt giữa chính quyền với chức sắc, tín đồ các tôn giáo.

Hoạt động du lịch đã đạt kết quả khả quan do có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và  ngày lễ kéo dài, tổ chức lễ hội trên địa bàn như: Lễ hội Sầu riêng tại huyện Krông Pắc, Lễ hội Đêm trắng Ban Mê… Bên cạnh đó, các biện pháp kích cầu du lịch, xúc tiến, quảng bátiềm năng, điểm đến du lịch an toàn của tỉnh thực hiện hiệu quả, đã thu hút được nhiều khách du lịch, đạt 809.500 lượt khách.

Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân được tăng cường; chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh được nâng lên, phát triển y tế chuyên sâu, y tế ngoài công lập; thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở y tế. Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm, vật tư y tế, kiểm tra hành nghề y, dược tại các cơ sở và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bànTích cực tuyên truyền, hướng dẫn về kiến thức, kỹ năng phòng, chống dịch COVID-19; tổ chức tiêm phòng vắc xin COVID-19 theo đúng đối tượng, tiến độ, hướng dẫn của Bộ Y tế.

Chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng, phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh; lồng ghép các kế hoạch phát triển doanh nghiệp số vào kế hoạch chuyển đổi số chung của tỉnh; ban hành Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đắk Lắk. Triển khai các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, vận hành Trung tâm quản lý, điều hành đô thị thông minh của tỉnh (IOC), phát triển dịch vụ công trực tuyến…

Tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh, của đất nước, đặc biệt là thông tin tuyên truyền về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tổ chức thành công Liên hoan Âm nhạc toàn quốc tại thành phố Buôn Ma Thuột, Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc 2022; phối hợp tổ chức Lễ hội Đêm trắng Ban Mê; tổ chức lễ ký Bản ghi nhớ thực hiện dự án bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Hoàn thiện “Bộ quy tắc ứng xử Người Đắk Lắk Văn minh - Thân thiện - Mến khách”. Phê duyệt Đề án tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 - năm 2023; trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho chủ trương đăng cai tổ chức Lễ hội văn hóa công chiêng Tây Nguyên năm 2023 tại tỉnh Đắk Lắk…

Công tác đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an ninh trên tuyến biên giới cơ bản ổn định. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch của cấp trên về công tác quân sự, quốc phòng, biên phòng năm 2022; tăng cường tuần tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ an toàn biên giới, phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép và phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Duy trì và phát huy mối quan hệ hữu nghị với chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Mondulkiri trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới của hai nước.

TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ, QUYẾT LIỆT CÁC CHỈ THỊ, KẾT LUẬN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG 

Về thực hiện công tác xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức theo kế hoạch số 03-KH/TW của Bộ Chính trịCác cấp ủy đảng luôn quan tâm đến chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, đặc biệt là triển khai, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII gắn với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các Quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp.

Công tác tuyên truyền, đặc biệt là công tác tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo và trong lớp trẻ được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, còn tập trung tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước; đấu tranh vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thể hiện rõ sự chuyển biến tích cực về tinh thần trách nhiệm trong công việc; có lối sống trong sạch, lành mạnh; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; phong cách làm việc dân chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; khiêm tốn gần gũi, tôn trọng Nhân dân. 

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, học tập, nghiên cứu Nghị quyết, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phản bác quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, đối tượng bất mãn, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiệu quả. Nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức công tác tư tưởng, nâng cao tính định hướng, thuyết phục, sát thực tiễn. Bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp. Chú trọng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, đảm bảo thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội. Nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống, lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Tỉnh uỷ Đắk Lắk.

Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Tỉnh uỷ Đắk Lắk.

Lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa”, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, nâng cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thực sự làm gương, nêu gương rèn luyện đạo đức, lối sống và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Về việc triển khai nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương trong nhiệm kỳ Đại hội XIIITỉnh Đắk Lắk tổ chức 2 Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kết nối trực tuyến với điểm cầu chính Trung ương; tổ chức 8 Hội nghị dành cho cán bộ chủ chốt của tỉnh quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy. 

Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy, các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy đã xây dựng Kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy; đồng thời tổ chức hội nghị quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Về thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”Ngày 12/6/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề toàn khóa - chuyên đề năm 2021 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” cho đội ngũ cán bộ chủ chốt toàn tỉnh bằng hình thức trực tuyến kết nối với điểm cầu chính Trung ương, có 37 điểm cầu (gồm 1 điểm cầu chính, 15 điểm cầu cấp huyện, 21 điểm cầu cấp xã)với tổng số 1.525 đại biểu tham dự. Sau hội nghị trực tuyến, các đảng bộ trực thuộc tiếp tục tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân nghiên cứu, học tập bằng các hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị, đảm bảo thích ứng với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Đến hết tháng 11/2021, toàn tỉnh đã hoàn thành việc tổ chức quán triệt, học tập Kết luận số 01-KL/TW và chuyên đề toàn khóa - chuyên đề năm 2021.

Để nâng cao ý thức tự giác trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mang lại hiệu quả thiết thực; các cấp ủy căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, đơn vị, xác định những nhiệm vụ đột phá, trọng tâm để triển khai thực hiện, tập trung vào các nội dung: khắc phục các hạn chế, khó khăn, bức xúc nổi cộm, điểm nghẽn… tồn tại từ lâu hoặc khơi dậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường để phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu quả công việc của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị.

Đồng chí Lê Đức Cảnh, Phó Vụ trưởng, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Lê Đức Cảnh, Phó Vụ trưởng, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương phát biểu tại buổi làm việc.

Tỉnh Đắk Lắk xác định việc thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW, Quy định số 55-QĐ/TW, Quy định số 08-QĐi/TW gắn với Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 4, khóa XIII là giải pháp quan trọng nhất để phát huy tinh thần trách nhiệm nêu gương của đảng viên, người đứng đầu cấp ủy chính quyền các cấp. Đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác học trước, làm theo trước của các đồng chí ủy viên ban thường vụ, ủy viên ban chấp hành, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị; đồng thời, từng cán bộ, đảng viên nghiêm khắc với bản thân, kiên quyết chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Về tình hình thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW, ngày 25/10/2018 của Bộ chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”Thực hiện Hướng dẫn số 01-HD/BCĐ, ngày 25/6/2019 của Ban Chỉ đạo 35 Trung ương về “thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện và tương đương về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Để thực hiện việc lan tỏa thông tin tích cực, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án số 11 - ĐA/TU, ngày 16/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Sau hơn 3 năm triển khai đề án toàn tỉnh đã xây dựng và vận hành 94 trang fanpage. Hai trang fanpage của tỉnh (Đắk Lắk Trong Tôi và Dak Lak News Day) hoạt động tích cực và hiệu quả. 

Bên cạnh tăng cường đấu tranh phản bác đối với các thông tin xấu độc trên không gian mạng, lãnh đạo địa phương, đơn vị chỉ đạo các lực lượng chức năng triển khai các biện pháp đấu tranh trực tiếp với các đối tượng chống đối, kiên quyết xử lý các đối tượng vi phạm.

Về một số kết quả công tác tuyên giáo 9 tháng năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2022Triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, quy chế, quy định, kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trên lĩnh vực công tác tuyên giáo; trọng tâm là Đề án số 04-ĐA/TU của Tỉnh ủy về “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021 - 2025”; chương trình phối hợp các cơ quan nhà nước cùng cấp trong giải quyết tốt các vấn đề tư tưởng trong thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, Nhân dân quan tâm…

Tổ chức thành công Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi cấp tỉnh năm 2022; hướng dẫn quán triệt, thực hiện Kế hoạch số 72-KH/TU, ngày 25/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng...

Tại buổi làm việc, Tỉnh Đắk Lắk đã có một số kiến nghị đề xuất đối với Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương như: Ban Bí thư ban hành Quy định chung về cơ cấu tổ chức bộ máy Ban Tuyên giáo cấp xã để thực hiện thống nhất trong cả nước;quy định cụ thể về hoạt báo chí của Cơ quan thường trú, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú tại địa phương; chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Quyết định số 135-QĐ/TW, ngày 21/4/2008 về “Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Tuyên giáo Trung ương với Ban cán sự Đảng, đảng đoàn các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương thuộc lĩnh vực tuyên giáo và các cơ quan liên quan”, trên cơ sở đó, ban hành văn bản mới để phù hợp với tình hình thực tiễnmô hình tổ chức của Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh, huyệnhướng dẫn cụ thể về kinh phí cho hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khắc phục những vướng mắc trong thực hiện Hướng dẫn số 39-HD/VPTW

Bên cạnh những mặt tích cực thì trong 9 tháng năm 2022, tỉnh Đắk Lắk vẫn còn những mặt hạn chế, tồn tại như: việc tham mưu, đề xuất cho cấp ủy những giải pháp đột phá về công tác tuyên giáo, công tác tư tưởng còn hạn chế. Công tác thông tin tuyên truyền có lúc, có nơi chưa kịp thời; một số nội dung, nhiệm vụ công tác thông tin đối ngoại chưa được triển khai đảm bảo theo kế hoạch.

 Hoạt động báo cáo viên cấp cơ sở có lúc, có nơi chưa đáp ứng với yêu cầu; một số báo cáo viên ở các cấp chưa thực sự chủ động, nhạy bén, nhất là đối với những vấn đề có tính chất phức tạp, nhạy cảm. Việc tham gia, phối hợp giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc của nhân dân ở một số địa phương hiệu quả chưa cao nên khiếu kiện đông người, vượt cấp còn xảy ra.

Đồng chí Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Đắk Lắk phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Đắk Lắk phát biểu tại buổi làm việc.

KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG ĐI VÀO CUỘC SỐNG

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Lê Hải Bình, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng đoàn công tác biểu dương đánh giá cao sự năng động, sáng tạo, có nhiều sáng kiến trong công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các lĩnh vực công tác tuyên giáo của tỉnh trong thời gian qua.

Đồng chí nhận định, 9 tháng đầu năm 2022, trong điều kiện, bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó đoán định, có những thuận lợi và nhiều khó khăn, thách thức đan xen: Cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và U-crai-na; những tác động, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19... khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, giá năng lượng, giá cả nguyên vật liệu tăng cao. Với các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, ngoài những khó khăn chung, đảng bộ và nhân dân trong tỉnh cũng gặp không ít khó khăn, thách thức: địa bàn tỉnh nhỏ, mới chia tách, đông đồng bào dân tộc thiểu số, đường biên giới dài, tình hình an ninh - trật tự tương đối phức tạp… Song, với tinh thần đoàn kết, thống nhất, đổi mới, sáng tạo, với quyết tâm chính trị cao, tập thể Tỉnh ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục khó khăn, triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều mặt công tác, đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa- xã hội từng bước được phục hồi, phát triển; an ninh-quốc phòng luôn được giữ vững, an ninh - trật tự được đảm bảo; công tác đối ngoại tiếp tục được củng cố và tăng cường; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực.

Về những tồn tại, hạn chế, khó khăn, nhận định, đánh giá của các đại biểu nêu trong dự thảo báo cáo, đồng chí Lê Hải Bình, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ban tuyên giáo, tuyên huấn các cấp, ngành ở tỉnh cần tích cực tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn, phối hợp với các cấp, các ngành để triển khai thực hiện, sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế trên.

“Trước những khó khăn, thách thức đặt ra trong bối cảnh hiện nay, Tỉnh uỷ Đắk Lắk luôn sát sao lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức được thể hiện qua 4 mặt : sự toàn diện trên các mặt; sự đều tay; sự sáng tạo trong thực hiện triển khai trên nhiều mặt khác nhau và sự hiệu quả”, đồng chí Lê Hải Bình nhấn mạnh. 

Triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Lê Hải Bình lưu ý tỉnh Đắk Lắk một số điểm sau: 

Một là, đề nghị Tỉnh ủy tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện các nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ tỉnh gắn với nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo tinh thần Chỉ thị số 01-CT/TW ngày 09/3/2021 của Bộ Chính trị. Cần lưu ý, đây là công việc quan trọng, thường xuyên, phải thực hiện nghiêm túc, bài bản, khoa học trong suốt cả nhiệm kỳ. Hàng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cần phải chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành các chương trình, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Hai là, đề nghị các đồng chí tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng, nhất là những văn bản mới được ban hành từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đến nay, như là: Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương và Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 01/12/2021 của Bộ Chính trị, Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”… Những chỉ thị, kết luận, quy định mới này của Trung ương cần phải được các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở nghiên cứu bổ sung vào chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII; đồng thời phải tiếp tục bổ sung, cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch, quy định cụ thể, sát với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành, từng địa phương, đơn vị và từng cán bộ, đảng viên để thực hiện; quá trình triển khai thực hiện phải chú trọng công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát để đạt kết quả. 

Đặc biệt, Đắk Lắk là tỉnh có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo, vì vậy tỉnh cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dự báo, kịp thời nắm tình hình tư tưởng trong Đảng, dư luận trong xã hội, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; chú ý kết hợp thực hiện tốt các hình thức, phương pháp tuyên truyền với việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào.  

Tăng cường theo dõi, định hướng, tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát huy vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, định hướng tư tưởng, dư luận, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, cổ vũ những việc làm tích cực; phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc trong việc đưa tin, bài…; phối hợp với các cấp, các ngành xử lý nghiêm những vi phạm, tiêu cực trong hoạt động báo chí - xuất bản. 

Tiếp tục tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 35 của tỉnh và Ban Chỉ đạo 35 các cấp; chủ động theo dõi diễn biến tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước các sự kiện lớn, những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, kịp thời thông tin định hướng tư tưởng, dư luận; đấu tranh, ngăn chặn, xử lý hiệu quả những thông tin xấu, độc trên không gian mạng; thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, không để bị động, bất ngờ

Đồng chí Lê Hải Bình, Uỷ viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương kết luận buổi làm việc.

Đồng chí Lê Hải Bình, Uỷ viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương kết luận buổi làm việc.

Tiếp tục tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo, báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụđổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức theo hướng khoa học, hiện đại, phù hợp, có sự đổi mới, sáng tạo, hiệu quả, chú trọng gắn lý luận với thực tiễnnâng cao chất lượng công tác tuyên truyền biển, đảo, phân giới cắm mốc, biên giới lãnh thổ, thông tin đối ngoại. Tích cực tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát huy tốt vai trò của văn hóa, văn nghệ trong công tác tư tưởng…

Ba là, Bộ Chính trị đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị “Về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Tới đây, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cần chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy kế hoạch tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trên toàn tỉnh; đồng thời, tích cực tham mưu chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn, phối hợp với các cấp, các ngành, các cơ quan nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đây là thời cơ, nhưng cũng là thách thức đối với đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.

Đồng chí bày tỏ sự tin tưởng, với Nghị quyết vùng Tây Nguyên lần này của Bộ Chính trị, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk sẽ tận dụng tốt thời cơ, tạo ra những bước phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, có tính đột phá trong những năm tới,hướng đến xây dựng tỉnh nhà ngày càng “giàu đẹp, văn minh, bản sắc, từng bước xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên” như mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định.

Một số đề xuất, kiến nghị của tỉnh, Đoàn công tác ghi nhận, đề nghị các vụ, đơn vị tiếp thu, nghiên cứu, tham mưu. Những nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ chỉ đạo xem xét, giải quyết; những nội dung không thuộc thẩm quyền, Ban sẽ tổng hợp, kiến nghị, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến chỉ đạo để các ban, bộ, ngành cùng tham gia giải quyết, tháo gỡ.

Tin, ảnh: Nhật Minh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất