Thứ Tư, 27/11/2024
Khoa học, công nghệ
Thứ Năm, 21/4/2011 22:3'(GMT+7)

Đổi mới cơ chế tài chính khoa học và công nghệ c òn nhiều bất cập

 Cần “cú hích” để đổi mới

Để khẳng định vai trò của KH&CN trong sự phát triển của nền kinh tế, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), trong chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015, đã chú trọng đổi mới cơ chế tài chính hướng tới mục đích tạo ra kết quả nghiên cứu có chất lượng, tiếp cận được trình độ quốc tế; tạo ra công nghệ và sản phẩm có tác động lớn đối với sản xuất và đời sống, nâng cao được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Ra đời cách đây hơn 5 năm, Nghị định 115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học, công nghệ công lập, đây được coi là điểm nhấn quan trọng, là cơ hội để ngành khoa học công nghệ có bước tiến dài, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của ngành. Được đánh giá là khởi đầu trong việc thay đổi cơ chế tài chính, nhưng thực tế, ngành KH&CN vẫn chưa phát huy được thế mạnh, tạo bước tăng trưởng nhảy vọt do các vấn đề khoa học được giải quyết theo kiểu hành chính hóa. Tuy nhiên, để ngành KH&CN thực sự có bước phát triển vượt bậc cần có “cú hích” trong cơ chế quản lý, tài chính. Trước mắt, giai đoạn 2011-2015, nhiệm vụ KH&CN sẽ tập trung đổi mới cơ chế tài chính theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát hơn vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Để tránh xảy ra tình trạng các đề tài, dự án thực hiện xong khó quyết toán hay không quyết toán được cũng như việc các nhà khoa học vừa lo nghiên cứu vừa lo quyết toán nên hiệu quả không cao, việc cấp kinh phí đến nhà khoa học được cải tiến một bước quan trọng theo hướng giảm bớt một số khâu trung gian không cần thiết. Bên cạnh đó, quyền tự chủ về tài chính bước đầu được áp dụng, phương thức khoán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN, nội dung chi và mức chi được mở rộng tạo điều kiện và động viên các lực lượng KH&CN cống hiến và sáng tạo.

Tuy nhiên, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN còn chậm đi vào cuộc sống, cơ chế, chính sách, nội dung phối hợp giữa các Bộ, ngành còn nhiều bất cập nên chưa phát huy được hiệu quả. Tiến sĩ Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ và môi trường , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định: Cơ chế quản lý KH&CN còn chậm đổi mới, mang nặng tính hành chính , có thể thay cơ chế tài chính hiện nay bằng cơ chế tài chính sự nghiệp để tạo động lực cho các tổ chức sự nghiệp KH&CN. Bên cạnh đó, quản lý tập trung nặng vào yếu tố đầu vào, chưa chú trọng đúng mức đến chất lượng sản phẩm và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất. ..

Ở một góc độ khác, đổi mới cơ chế tài chính, trao quyền tự chủ tài chính cho các tổ chức KHCN cũng phải đi đôi với thay đổi trong cách quản lý. Cơ chế quản lý KH&CN hiện nay chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước, chưa phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực như đối với nghiên cứu sản xuất thử cần phải giảm hay miễn thu hồi kinh phí khi thực hiện hay những quy định khi mua, sử dụng hóa chất để thực hiện nghiên cứu rất khó khăn...

* Phải... “thương mại hóa” kết quả nghiên cứu

Không chỉ đổi mới cơ chế tài chính, các cấp, các ngành cũng như bản thân nhà khoa học cần phải nhận thức được tính đặc thù, tính khác biệt giữa nghiên cứu khoa học và thương mại hóa kết quả nghiên cứu cũng như tác động qua lại hữu cơ của nghiên cứu và thương mại hóa tiến tới đưa hai quá trình trong một chu trình thống nhất để tăng giá trị, hiệu quả. Bên cạnh đó doanh nghiệp chưa thực sự coi đổi mới công nghệ là trọng tâm, là bí quyết để cạnh tranh, mở rộng thị trường... nên chưa có sự kết nối để đưa nghiên cứu vào thực tiễn.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ KH&CN , Bộ Công Thương nhấn mạnh: Cần hình thành và phát triển mô hình doanh nghiệp KH&CN nhằm gắn kết tốt hơn hoạt động nghiên cứu với thực tế sản xuất trong cơ chế mới. Nhiều đề tài có tính ứng dụng cao, mang lại hiệu quả nhưng chưa có cơ chế phối hợp giữa “cung” – “cầu” nên nghiên cứu chưa mang tính thực tiễn, còn doanh nghiệp thì không tiếp cận được các nghiên cứu để đưa áp dụng vào sản xuất nên không tăng được tính cạnh tranh của sản phẩm.

Tiến sĩ Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ và môi trường , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chia sẻ: Cần sự phối hợp, kết nối giữa nghiên cứu và triển khai vào thực tiễn, để kết quả nghiên cứu đạt hiệu quả, tránh tình trạng nghiên cứu của các nhà khoa học khi hoàn thành chỉ “nằm” trên giấy. Hiện những nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp nông thôn (trước hết là giống, công nghệ sau thu hoạch, chế biến, bảo quản...) có khả năng cạnh tranh đang được ưu tiên nhằm hình thành nền nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao...

GS.TSKH Trần Duy Quý - Chủ nhiệm Chương trình KC04/06-10 chia sẻ: mộ t số giống cây trồng nông nghiệp, công nghiệp được tạo ra từ các công nghệ hiện đại, các bộ KIT DNA trong giám định g en, các quy tr ì nh sử dụng tế bào gốc tự thân để điều trị bệnh hiểm nghèo… Một số sản phẩm bước đầu được ứng dụng chuyển giao cho các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương có nhu cầu sử dụng đã đạt được kết quả tốt, một số khác đã được thương mại hóa trên thị trường và chuyển giao công nghệ .

Để khẳng định vai trò của ngành KH&CN, giai đoạn 2011-2015, Bộ KH&CN sẽ xây dựng cơ chế mới về quản lý các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước; hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ cho các tổ chức KH&CN; tiếp tục xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy hoạt động đăng ký quyền sở hữu và định giá công nghệ. Đặc biệt, gắn quyền và trách nhiệm của nhà khoa học với sản phẩm nghiên cứu làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ. ../.

Hoàng Linh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất